Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Sự thật khiến xe ô tô hỏng hộp số.

Ít khi bị hư hỏng nên hộp số thường ít được chú  ý đến, nhưng khi mắc phải lại rất nghiêm trọng. Lúc đó, nó không chỉ gây tốn kém chi phí trong việc sửa chữa phục hồi mà còn làm suy giảm chất lượng, giá trị của xe.
Hộp số phản ứng chậm
Hộp số được thiết kế để cài số đúng theo sự điều khiển của lái xe nếu là số sàn hoặc sang số đúng thời điểm tính toán nếu là số tự động. Vì thế, nếu chúng phản ứng chậm hoặc lỗi thì đó là dấu hiệu hư hỏng. Ở xe số sàn, hiện tượng có thể là động cơ tăng tốc, nhưng xe không chạy nhanh tương ứng do ly hợp bị mòn… Cũng có thể việc cài số bị hẫng, quay về trạng thái trung gian nếu cơ cấu gài và khóa số gặp vấn đề. Xe số tự động thường xuất hiện vấn đề tương tự khi cài vị trí P (Park) hoặc D (Drive).
Rò rỉ dầu
Công dụng của dầu bôi trơn nói chung: giảm ma sát, mài mòn, nâng cao hiệu suất bộ truyền động cơ khí, bên cạnh đó là làm mát hay truyền lực. Ngoài những tính năng trên, dầu hộp số còn hỗ trợ quá trình chuyển số thực hiện trơn tru. Chảy dầu là hiện tượng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất báo hiệu hư hỏng của hộp số.
Dầu hộp số có màu đỏ tươi, sạch và ngửi thấy vị ngọt khi mọi thứ làm việc tốt. Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dầu.Nếu phát hiện thấy chuyển màu đen hoặc có mùi khét cần tiếp tục kiểm tra nguyên nhân, khắc phục hư hỏng và thay thế ngay. Không giống với dầu xe máy, Dầu hộp số ô tô không bị thiêu đốt hay hao hụt trong quá trình sử dụng. Với hộp số tự động, một khi mức dầu dưới mức giới hạn an toàn sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng truyền lực và gây hư hại tới các chi tiết bên trong.
hopso-0918-01
Đèn “check engine” sáng
Nhiều mẫu xe ngày nay có nhiều cảm biến đặt trên động cơ, chúng cung cấp thông tin cần thiết để ECU điều khiển và giám sát động cơ, đảm bảo nó luôn làm việc tốt. Đèn “check engine” sáng cảnh báo những hỏng hóc liên quan đến động cơ, 1 số là do rung động của hộp số hoặc ECU tiên đoán trước hư hỏng của hộp số mà bạn chưa cảm nhận hoặc nhìn thấy. Lỗi được máy tính mã hóa dưới dạng chuỗi ký tự và được lưu trong bộ nhớ của máy tính trung tâm.
Nghe thấy tiếng rít và rung lắc
Khi hộp số làm việc không tốt , sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau, điều đó phụ thuộc vào xe đó là số sàn hay tự động, kết cấu của chúng bên trong ra sao.
Với số tự động. dấu hiệu phổ biến là tiếng nghiền rít mà bạn nghe thấy hay cảm nhận được khi vào số. Côn mòn bị trượt thường tạo ra tiếng rít kèm theo mùi khét. Cũng có thể bộ đồng tốc nào đó đã mòn hoặc gặp nguy hiểm, hay cơ cấu sang số phải được điều chỉnh lại. Tiếng rít từ các bộ truyền bánh răng có thể do nhiều yếu tố khác gây ra
Xe số tự đông khi gặp trục trặc thường rung lắc hoặc tạo ra âm thanh chói tai khi chuyển số. Cả hai dấu hiệu trên đều cho thấy hộp số cần được chăm sóc.

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Chân máy ô tô bị hỏng thì có dấu hiệu nào?

Chân máy là bộ phận quan trọng có trách nhiệm đảm bảo liên kết giữa động cơ với khung xe nên cần quan tâm đúng mức. Chân máy ô tô có nhiều hình dạng và kích cỡ để phù hợp với nhiều nhu cầu. Tuy nhiên, tất cả đều có cùng mục đích là gắn kết động cơ và làm giảm độ rung của động cơ. Về bản chất chân máy thường được làm bằng kim loại và cao su. 
Tác dụng của kim loại được sử dụng để chống chịu lực và mô men xoắn tạo ra bởi động cơ trong khi lớp cao su được sử dụng để hấp thụ và làm giảm sự rung động. Khi động cơ tạo ra độ rung đáng kể trong quá trình vận hành sẽ gây ảnh hưởng đến chân máy. Chân máy ô tô bị hỏng hoặc có vấn đề sẽ có 1 vài triệu chứng sau:
chân máy hỏng
Rung động quá mức
Một triệu chứng khác khi chân máy động cơ gặp vấn đề lả rung động quá mức. Nếu cao su hoặc các bộ phận giảm xóc của chân máy bị mòn hay hư hỏng, khả năng hấp thụ rung từ động cơ sẽ bị giảm đi đáng kể. Độ rung của đông cơ sẽ khiến toàn bộ chiếc xe rung lên và hành khách sẽ cảm thấy không thoải mái khi ngồi trong xe.
Tiếng ồn khi khởi động xe
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến chân máy là tiếng ồn đến từ khoang động cơ cho thấy chân máy ô tô đang gặp vấn đề. Vì thế chúng ta nên kiểm tra ngay xem phần Chân máy có bị mòn hoặc hư hỏng có thể gây ra tiếng va chạm, tiếng đập mạnh và các loại âm thanh khác do động cơ dịch chuyển quá mức tới các điểm tiếp xúc.
Động cơ dịch chuyển
Một dấu hiệu nữa cho thấy chân máy không bình thường là động cơ không còn cố định đúng vị trí. Nếu chân động cơ trong tình trạng tốt, thiết bị này  có thể đảm bảo động cơ cố định vững chắc trong khoang động cơ. Tuy nhiên, nếu chân máy bị mòn hoặc hỏng có thể dẫn đến việc động cơ di chuyển lên phía trước, ra phía sau, hoặc từ bên này sang bên kia trong khoang động cơ. Chuyển động này có thể cảm thấy rõ rệt khi xe tăng tốc và cũng có thể kèm theo tiếng ồn. Khi động cơ di chuyển cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phân khác của xe
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/dau-hieu-chan-may-o-to-bi-hong/

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

4 cách tự vệ sinh lọc gió động cơ hiệu quả tại nhà- Luckyauto.vn.

Tự vệ sinh lọc gió động cơ tưởng là công việc khó khăn nhưng đó lại là một việc hết sức đơn giản mà bạn có thể tự làm cho xế yêu của bạn.
lọc gió động cơ
Vệ sinh lọc gió tại nhà 
Mỗi tài xế đều có thể tự vệ sinh hoặc thay thế lọc gió một cách đơn giản, an toàn, chủ động theo 4 bước gợi ý dưới đây:
Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang máy (thường đặt trong hộp có nắp bằng nhựa, hình chữ nhật hoặc hình tròn).
Bước 2: Tháo lọc thường có hai kiểu tháo bắt nắp hộp lọc gió, một loại dùng đai ốc( sử dụng cờ-lê 10 hoặc 12 để tháo, và một loại dùng tai gài(thường có từ 3-4 tai). Sau khi tháo hết đai ốc/ tai gài thì khéo léo nhấc nắp lọc lên rồi lấy tấm lọc ra ngoài.
Bước 3: Làm vệ sinh lọc. Sử dụng vòi khí nén(xịt nhờ ở bất cứ quán sửa xe nào sẽ khả thi và tiết kiệm hơn việc tự sắm một máy nén), xịt từ trong( mặt sạch hơn) ra ngoài (mặt bẩn hơn). Lưu ý, không giặt qua nước, không để dầu mỡ dính vào bề mặt hoặc vật sắc nhọn chọc thủng lớp vải lọc.
Bước 4: Dùng giẻ lau sạch bụi bẩn trong hộp lọc gió trước khi lắp lọc đã được vệ sinh/mới theo đúng chiều như lúc tháo và bắt lại nắp hộp lọc gió.
Lọc gió động cơ xe Mercedes E230, E240 - LX517
HÌnh ảnh thực tế Lọc gió động cơ xe Mercedes

 Lọc gió bẩn là nguyên nhân khiến các hạt bụi lấp đầy  lỗ thông khí của lọc làm giảm lưu lượng khí cung cấp cho động cơ, dẫn tới các hậu quả:
Công suất động cơ giảm: vì khi lọc bẩn, gió vào động cơ giảm, lượng nhiên liệu có trong hòa khí(hỗn hợp gió và nhiên liệu) bị đốt ít hơn nên công suất sinh ra cũng nhỏ hơn.
Xe tốn xăng và nóng máy: do công suất động cơ giảm, nên việc tăng ga là cần thiết để duy trì tốc độ, ổn định cho xe. Khi đó lượng nhiên liệu vào si-lanh sẽ nhiều hơn dẫn tới xe tốn xăng hơn, phụ tải nhiệt tăng gây nóng máy.
Tạo muội than trong buồng đốt và đầu bugi. Đây là nguyên nhân rễ gây ra hiện tượng kích nổ cho động cơ. Đầu bugi bẩn làm tăng trở kháng, giảm năng lượng của tia lửa điện dẫn tới giảm hiệu suất đốt cháy hòa khí.
Lọc gió kém chất lượng hoặc bị rách khiến bụi bẩn đi qua nhiều dẫn tới bám vào đầu cảm biến lưu lượng khí nạp làm giảm độ nhạy và gây ra sai số dẫn tới lượng nhiên liệu cung cấp không chính xác, động cơ hoạt động kém ổn định.
Vậy khi nào chúng ta nên thay lọc gió?
Mỗi hãng sản xuất xe đều đưa ra con số kilomet khuyến cáo người sử dụng nên thay lọc gió cho từng dòng loại dòng xe cụ thể của mình.Tuy vậy, thời điểm cần thay lọc gió phụ thuộc nhiều vào điều kiện hoạt động của xe và được đánh giá dựa trên thông tin của nhà sản xuất và tình trạng của lọc khi kiểm tra.
Trong điều kiện giao thông không được tốt như nhiều  khói bụi, thời tiết nóng ẩm như nước ta hiện nay thì nên thay sớm hơn thời điểm mà nhà sản xuất khuyến cáo.  Đồng thời cần vệ sinh định kỳ(sau mỗi lần thay dầu máy) hoặc sau thời gian xe làm việc trong môi trường có mật độ bụi và độ ẩm cao. Ngoài việc thay thế là cần thiết khi lọc gió có các dấu hiệu như rách, nát, lớp vải lọc bị xẹp, độ bết lớn(lọc bị bẩn, bụi bẩn đóng thành mảng khó vệ sinh sạch được).
Lưu ý: Trên thị trường có rất nhiều loại lọc gió kém chất lượng, giá rẻ, tuổi thọ và khả năng lọc bụi ko cao nên khi mua lọc mới nên mua tại các phụ tùng ô tô chính hãng, phụ tùng uy tín hoặc quen biết.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/4-cach-tu-ve-sinh-loc-gio-dong-co-tai-nha-hieu-qua-luckyauto-vn/

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Khắc phục thủng lốp ô tô giữa đường.

Ngoài những công cụ cần thiết để trên xe người điều khiển xe cần trang bị thêm 1 số thứ như đinh vít, cao su non, dùi nhọn và bơm điện. Hiện nay thì một trong những sự cố kỹ thuật giữa đường, thì một trong những sự cố hay gặp nhất là hỏng  lốp(vỏ) xe, nhất là trong bối cảnh hiện nay nạn “đinh tặc” ngày càng hoành hành, gây bao phiền phức ức chế cho nhiều lái xe.
images
Với những người có xe trang bị đủ lốp dự phòng và có đủ kỹ năng thay lốp thì dù có bực mình vẫn có thể khắc phục , còn với những xe không trang bị đủ nghề, đặc biệt lái xe lại là phụ nữ thì chân tay yếu mềm, ít hiểu biết về xe, rất có thể là mồi ngon cho những tên đinh tặc kiêm hành nghề vá lốp xe ô tô trên đường. Vậy làm sao để khắc phục? Không phải ai lái xe cũng rành chuyện thay lốp.  Các bạn hãy làm theo trình tự sau nếu xe gặp sự cố về lốp:
1.  Đỗ xe vào lề đường bên phải hoặc nơi an toàn, bật đèn khẩn cấp để cảnh báo cho các phương tiện khác.
2.  Chuẩn bị dụng cụ để tháo lắp bánh xe( thường có theo xe), kích thủy lực, tay mở ốc…
3.  Tháo lỏng các bu-lông cố định bánh xe bằng các dụng cụ trên xe(tròng, ống tuýp) bằng cách vặn ngược kim đồng hồ, nếu quá chặt thì bạn có thể dùng chân để tăng lực.
4.  Kích bánh xe lên và tháo hẳn ra khỏi xe.
5.  Thay lốp dự phòng với quy trình ngược lại với lúc tháo ra, kiểm tra áp suất nếu thiếu hơi thì dùng bơm điện bổ sung, tháo kích ra khỏi xe.
6.  Đặt lốp vừa thay vào vị trí lốp dự phòng.
….Và tiếp tục lên đường.
Vậy trong trường hợp xe bạn không còn lốp dự phòng để thay thế hoặc dụng cụ theo xe không thể háo được lốp ra(do lắp quá chặt) thì bạn nên làm thế nào?
Đối với những tài xế mà thường xuyên phải đi tới những nơi xa xôi, hẻo lánh, những nơi mà không thuận tiện cho việc sửa chữa xe dọc đường, tôi xin mách nhỏ các bạn một số mẹo vặt của lính như sau: Các bạn hãy chuẩn bị một số dụng cụ gồm một vào chiếc đinh vít có kích cỡ khác nhau, một cuộn cao su non( loại thợ sửa ống nước hay dùng), một chiếc dùi sắt có đầu nhọn.
Hầu hết xe hơi ngày nay đều dùng lốp không săm khi bị đinh cắm vào nếu không rút đinh hoặc không bị tuột ra thì vẫn có thể giữ hơi được vài ngày thậm chí cả tháng. Tuy nhiên nếu sau khi găm vào lốp định lại bị tuột ra thì lốp xe sẽ xuống hơi nhanh chóng, thì bạn hãy làm theo cách sau:
1. Đỗ xe vào lề đường bên phải hoặc nơi an toàn bật đèn khẩn cấp để cảnh báo cho các phương tiện khác.
2. Xác định vị trí đinh găm vào lốp(có thể đánh dấu lại).
3. Dùng một chiếc đinh vít mang theo loại có kích thước tương ứng với vết thủng, cuộn một chút cao su non quanh cái đinh vít đó rồi ấn vào vết thủng, nếu vẫn lỏng thì có thể thay bằng cái đinh khác hoặc cuốn thêm cao su non sao cho đinh có thể găm chặt vào lốp(nếu cần có thể dùng dùi sắt để hỗ trợ).
4. Lấy bơm điện bơm lốp căng lên như cũ và tiếp tục lên đường. nếu xử lý tốt sau khi khắc phục lốp xe có thể giữ được hơi trong vài ngày hoặc nhiều hơn.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/khac-phuc-thung-lop-o-to-giua-duong/

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Làm sao để sử dụng chổi gạt mưa đúng cách.

Gạt mưa ô tô là 1 bộ phận nhỏ nhưng nó lại hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với xe hơi. Nó có nhiệm vụ là loại bỏ nước và bụi bẩn ra khỏi kính chắn gió, giúp người lái có một tầm nhìn tốt hơn khi điều khiển xe. Chổi gạt mưa thường được sử dụng nhiều nhất khi mưa. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng không thể tránh khỏi những hao mòn, hư hỏng nhất định. Vì thế, khi cần gạt nước không làm việc hiệu quả sẽ làm cho người lái xe thiếu tầm nhìn quan sát gây nguy hiểm khi di chuyển. Như vậy, cần được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để đảm bảo gia tăng kéo dài tuổi thọ.

chổi gạt mưa
Đây là hình ảnh thực tế chổi gạt mưa
Để hạn chế các tiếng kêu, tiếng ồn nhỏ do tiếp xúc của lưỡi gạt mưa với kính chắn gió:
Nên:
Dùng dung dịch nước rửa kính tiêu chuẩn và thường xuyên làm sạch các lưởi gạt.
Dựng cần gạt mưa khi để xe dưới trời nắng lâu ngày tránh cong vênh, hư hại cao su gạt mưa.
Thay lưỡi gạt mới khi gạt mưa không sạch.
Không nên:
Sử dụng gạt mưa khi không có nước trên bề mặt kính.
Sử dụng các loại hóa chất như xăng, axêtôn, dung môi sơn….. có thể làm hư hại cao su gạt mưa.
Sử dụng gạt mưa để gạt các vết bẩn bám trên mặt kính (phân chim, bùn đất….) vì có thể làm hỏng cao su gạt mưa.
chổi gạt mưa
–  Cần gạt nước bị hao mòn: Trường hợp cần gạt nước cũ hoạt động kém năng suất và không thể phục hồi lại về trình trạng ban đầu thì cần kiểm tra và nếu xuất hiện lưỡi gạt nước mòn, hư hỏng còn phải thay thế ngay.
–  Khi kính chắn gió xuất hiện nhiều bụi bẩn, cần gạt nước luôn phải hoạt động nhiều sẽ khiến cho cần gạt mưa nhanh hư hỏng. Khi đó chúng ta phải dùng dẻ lau sạch kính chắn gió trước khi khởi động gạt nước như thế thì cần gạt nước được bảo vệ tốt nhất và tuổi thọ cao nhất.
–  Nếu trường hợp kính chắn gió ô tô mòn sau một thời gian sử dụng, không nhất thiết phải thay vào đó có 1 số cách để cải thiện tình trạng này là làm bề mặt kính trơn hơn  và chống bám mưa để đảm bảo cho cần gạt mưa có tuổi thọ cao.
–  Nếu bề mặt kính chắn gió bị khô, bụi bẩn thì việc phun nước trước khi di chuyển nhằm giúp bôi trơn bề mặt giúp cho cần gạt nước làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.
Vậy trên đây là 1 số lưu ý giúp cho chổi gạt mưa kéo tuổi thọ sử dụng giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả khi hoạt động.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/lam-sao-de-su-dung-choi-gat-mua-dung-cach/

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Tính năng “bù ga” đỡ chết máy, nhàn chân trên đường.

Xoay quanh tính năng “bù ga” trên xe Ford Transit model 2007 hay như một vài báo chí nói tăng tốc đột ngột, Ô tô Việt Nam đã quyết định thử nghiệm độc lập trên một vài xe có tính năng trên để kiểm chứng.
“Bù ga” là một tính năng kỹ thuật cho ô tô…
Thực tế, tùy theo thiết kế xe cho các mục đích sử dụng của mỗi nhà sản xuất, bù ga  có thể sẽ khác nhau ở những dòng xe khác nhau. Nhưng về cơ bản sẽ tạo ra sự hỗ trợ cho hoạt động của xe hay những tiện ích cho người sử dụng.
Nguyên lý của tính năng này có thể được hiểu như sau
Khi bắt đầu vào số 1, nhả côn, thông thường chúng ta phải mớm một chút ga như đúng những gí đươc học côn ra ga vào . Nhưng nếu xe đã được lập trình “bù ga”, bộ điều khiển trung tâm ECU sẽ tự điều chỉnh vòng tua động cơ đến một giá trị nhất định(cao hơn vòng quay không tải động cơ một chút) đủ để xe có thể chuyển động từ từ trước khi lái xe đạp ga tạo đà để chuyển lên cấp số cao hơn. Cũng tương tự như vậy ở một cấp số tiếp theo , bộ điều khiển ECU sẽ dựa trên tốc độ xe, vòng tua động cơ và cấp số của xe để đưa ra mức điều chỉnh phù hợp. Và tất nhiên chế độ ổn định của xe cũng sẽ được duy trì ở mức vòng quay động cơ thấp nhất có thể. Theo nhà sản xuất chế độ không tải ổn định ở cấp số 1 là 1000 vòng/ phút và ở các cấp số sau là 1200 vòng/ phút. Với đồ thị mô phỏng quá trình hoạt động của tính năng này do Ford Việt Nam cung cấp thì tại vị trí số 1, nếu nhả côn ra, ECU sẽ điều chỉnh vòng tua động cơ lên khoảng 1200 vòng/phút trong rồi giảm về chế độ ổn định 1000 vòng/ phút. Còn chế độ không tải ổn định ở các cấp số sau, Ford tính toán và đưa ra con số ổn định là 1200 vòng/ phút.

tranthanh-at-vms-2016

Làm chủ tính năng sau 5 phút…
Nếu chúng ta chưa từng biết đến tính năng này hay chiếc xe có tính năng đó hay không, chắc hẳn sẽ thấy hơi lạ khi lần đầu tiên tiếp xúc Ford Transit “ bù ga”. Trên những chiếc xe số sàn mà chúng ta sử dụng. thông thường ở chế độ không tải 800 vòng/ phút mô- men xoắn cũng đủ để kéo xe đi một chút nếu tải nhẹ, hộp số ở cấp độ 1 và nhả côn một cách từ từ. Còn với Ford Transit “ bù ga”, vòng tua động cơ sẽ tăng nhẹ lên 1200 vòng/ phút rồi chuyển về 1000 vòng/ phút khiến tốc độ của xe có thể của xe có thể lên tới 10km/h và giảm nhẹ xuống 8km/h . Nếu thao tác lái xe thông thường khi vào số 1, nhả côn, chúng ta ga lên chút (1500- 1700 vòng/ phút) tạo đà trước khi vào số 2 và tiếp tục các cấp số như vậy thì chắc chắn chúng ta không thể phát hiện được chiếc xe này đang sử dụng tính năng “bù ga”
Nếu bạn ít lái số sàn, chắc hẳn sẽ đôi chút luống cuống trong những tình huống xe chết máy khi “côn ra nhanh quá mà ga lại yếu” hay “phanh gấp  mà quên không đỡ chân côn”… Còn với chiếc Ford bù ga chúng tôi thật sự thấy thú vị khi “nghịch” đủ kiểu mà xe vẫn không chịu chết máy khi di chuyển ở tốc độ 2- 8km/h trong một đường phố đông đúc, chúng tôi để ở số 1, nhả nhẹ chân côn cho xe di chuyển hay đạp nhẹ phanh, ngắt côn cho xe đi chậm lại nhìn chung là chỉ cần dùng chân côn và chân phanh nếu đi chậm chân phải hầu như không phải chuyển qua lại giữa ga và phanh. Ở vị trí số 2 xe có thể chạy đều ở tốc độ 14km/h, số 3 là 22km/h, số 4 là 32km/h và số 5 là 40km/h, tất cả các tốc độ vòng tua động cơ đều giữ  ở mức 1200 vòng/ phút.
Mỏi chân côn với những thói quen lười chuyển số…
Với tính năng “bù ga” trên Ford Transit này nếu chúng ta thực hiện các thao tác theo thói quen “lười chuyển số” như xe số sàn thông thường, kết quả là chân trái sẽ đạp côn nhiều. Ví dụ khi chạy xe ở tốc độ 2-5 km/h, chúng ta phải về số 1, hay từ 8- 15km/h phải là số 2… Nhưng đôi khi có 1 số quan niệm sai lầm  đó là số 1 đẻ dành tạo đà xuất phát chứ không dành để di chuyển xe, đó dù chạy chậm họ vẫn để số 2. Nếu thao tác như trên với Ford Transit “bù ga”, lái xe sẽ phải đỡ chân côn liên tục khi đạp phanh giảm tốc và khi tăng tốc vẫn phải đỡ côn để xe đỡ rung giật, nhìn chung cả hai chân sẽ phải hoạt động nhiều hơn.. Đó cũng là một lý do khiến vài lái xe thắc mắc rằng họ cảm thấy phải làm nhiều thao tác hơn và mỏi chân côn hơn khi di chuyển xe trên phố.
Tuy nhiên, khái niệm về “tính năng bù ga” là thuật ngữ chưa thông dụng trong chuyên ngành ôtô. Nếu bổ sung tính năng mới này, nhà sản xuất nên giải thích và khuyến cáo cho khách hàng về những ưu, nhược điểm của tính năng đó. Còn người sử dụng nên tìm hiểu xem tính năng “bù ga” có lợi và không có lợi trong những trường hợp vận hành nào.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Làm chủ các hệ thống an toàn trên xe ô tô.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi ngồi trên những chiếc xe ô tô sang trọng cùng những hệ thống an toàn hàng đầu thế giới? Đừng vội chủ quan khi bạn hiểu biết hết và có nhiều kinh nghiệm sử dụng nó.
Mercedes Benz là một trong những số hãng xe trang bị đầy đủ 3 hệ thống an toàn: chống bó cứng phanh ABS, hỗ trợ phanh khẩn cấp BAS và cân bằng điện tủ ESP  trên tất cả các mẫu xe được sản xuất.Đó cũng là một lý do mà hầu hết các khách đều cảm thấy an toàn. Nhờ việc áp dụng các hệ thống an toàn cao cấp mà tỉ lệ các vụ tai nạn giảm khá rõ. Một minh chứng khá rõ là tai nạn đã  giảm đáng kể khi áp dụng cân bằng điện tử ESP c ho xe  những năm về trước, tuy nhiên vế sau tỷ lệ này không giảm một cách đột biến nữa. Vậy tai nạn vẫn xảy ra khá nhiều. Nguyên nhân là ở đâu? Lái xe đã thực sự nắm rõ cách xử lý ở những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm. Chúng ta hãy làm chủ chiếc xe, làm chủ những hệ thống an toàn và nắm bắt các xử lý ở những tình  huống nguy hiểm để luôn an toàn khi lái xe và nắm bắt được lúc nào cần thay thế phụ tùng ô tô Mercedes, Bmw để đảm bảo an toàn.
anh- xe
Dưới sự hướng dẫn tận tình của Chuyên gia lái xe an toàn Peter Hackett và ba đồng nghiệp thông qua ba tình huống mô phỏng, hầu như các khác h hàng tham gia nên nắm rõ được cách xử lý trong các tình huống khẩn cấp khi tham gia giao thông. Dưới đây là 3 tình huống mô phỏng và cách xử lý:
1. Trải nghiệm ABS và BAS:
Bài tập giúp chúng ta biết cách phối hợp tốt việc đạp phanh gấp và bẻ lái nhanh để tránh vật cản, đồng thời tránh đánh lái thiếu và trượt xe. Chúng ta sẽ cảm nhận và sử dụng hiệu quả  hệ thống chống bó cứng phanh ABS và hệ thống hỗ trợ lực phanh BAS.
Mô tả tình huống:  một trong những tình huống khó xử là xe đang chạy ở tốc độ cao thì bất ngờ có chướng ngại vật xuất hiện phía trước. Thực tế thì tình huống này phổ biến đặc biệt khi lái xe trên đường cao tốc ở việt nam
Giải pháp: Ngay sau khi nhìn thấy chướng ngại vật, nếu chúng ta đạp phanh ngay lập tức mà không bẻ lái thi khả năng va chạm vẫn rất cao. Do đó chúng ta cần nhanh chóng và dứt khoát đưa ra quyết định cuối cùng: Đạp phanh thật mạnh đồng thời bẻ lái  lái vừa đủ để đỏi hướng xe chạy, tránh vật cản.
2. Kiểm soát cân bằng trên tấm trượt- tính năng cân bằng điện tử ESP:
Chúng ta sẽ cải thiện được kỹ  năng bẻ lái chính xác và nhanh, đặc biệt trên mặt đường trơn( trong khi không cần đạp phanh) và học cách giữ cho xe đi thẳng bằng việc trả lái thích hợp, tránh cho xe không bị trượt . Tác dụng của  hệ thống ESP sẽ được phát huy tối đa trong trường hợp này.
Mô tả tình huống: vật cản bất ngờ xuất hiện phía trước khi đang lái xe ở tốc độ cao và khoảng cách đến vật cản là quá gần để có thể dạp kịp phanh.
Giải pháp: Theo phản xạ tự nhiên chúng ta phải bẻ tay lái thật nhanh và mạnh không kịp đạp phanh để tránh vật cản. Ngay sau đó việc trả lái tức thời là cân thiết để duy trì  hướng lái ban đầu. Người lái nên bình tĩnh  và tránh đánh lái quá đà, điều này rất nguy hiểm  vì khi đó xe vẫn đang chạy ở tốc độ cao. Hệ thống ổn định điện tử ESP sẽ hoạt động để giảm thiểu khả năng xe bị trượt/văng và duy trì sự ổn định chuyển động.
3. Hỗ trợ phanh gấp BA
BA là công nghệ giúp lái xe tác động một lực đủ lớn lên chân phanh trong những tình huống khẩn cấp. Một cảm biến sẽ ghi nhận trạng thái người lái bỏ chân ga sang chân phanh đột ngột như thế nào để kích hoạt BA. Khi hệ thống này hoạt động, nó sẽ cung cấp thêm lực phanh để đạt tối đa.
Chẳng hạn, khi gặp chuyện nguy cấp, người lái thường chỉ tác động được 80% lực phanh tối đa còn BA sẽ cung cấp thêm 20% còn lại. Việc hỗ trợ này làm giảm quãng đường phanh để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, hệ thống BA khá nhạy nên tài xế không nên chủ quan nghĩ nó hoạt động trong mọi tình huống. Nếu quá trình chuyển chân ga sang phanh không nằm trong vùng kích hoạt, BA sẽ không hoạt động.
4. Chạy xe hình chữ chi tốc độ cao:
Cái này chúng ta sẽ hiểu hơn về mối quan hệ giữa việc đánh lái  tăng ga phù hợp và tầm quan trọng  của việc kiểm soát tốt tay lái cũng như tư thế lái chuẩn. Nếu làm chủ được tay lái và chân ga tốt chúng ta hoàn toàn có thể xử lý được những tình huống phức tạp khi phải đánh lái nhiều lần ở tốc độ cao.