Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Chết hụt vì phanh đĩa không đúng cách.

Phần lớn các dòng xe máy hiện nay đều được trang bị phanh đĩa bởi những ưu việt của nó mang lại. Phanh đĩa thường được trang bị ở bánh trước và nó có đặc điểm chỉ cần một lực nhỏ tác động nhưng lại tạo ra một lực phanh lớn hơn phanh tang trống thông thường .
phụ tùng ô tô BMW
phụ tùng ô tô BMW
Sẽ rất mất an toàn khi phanh bị bó hoặc sử dụng phanh đĩa không đúng cách, đặc biệt với các lốp xe có bề mặt tiếp xúc nhỏ. Khi phanh xe ở tư thế không thẳng lái trên bề mặt đường trơn rất dễ gây hiện tượng trượt xe dẫn đến bị ngã và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người tham gia giao thông.
Chết hụt vì phanh xe tay ga trong mùa mưa
Đang hối hả chạy về nhà vì trời mưa xối xả thì đột nhiên có người từ ngõ rẽ ra ngoài, bị bất ngờ và phản xạ , anh Nguyễn Văn Tiến bóp mạnh cần phanh đĩa bên tay phải khiến chiếc xe Yamaha Exciter 135 khiến chiếc xe lộn nhào, còn anh té xuống đường ngất xỉu
Gần 2 tháng nằm trong bệnh viện chấn thương chỉnh hình anh Hùng hoàn hồn kể lại: Mặc dù vẫn thường đi xe tay ga nhưng mãi không bỏ được thói quen bóp phanh trước do thuận tay phải. Bình thường tôi vẫn dùng 2 tay điều khiển phanh, nhưng hôm đó trời mưa nên cố chạy nhanh về, lại gặp đúng lúc có người đột ngột từ ngõ lao ra khiến tôi giật mình và mất bình tĩnh. Theo phản xạ, tôi bóp thắng bên tay phải làm xe ngã nhào. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình đang ở trong bệnh viện”. Trong tình huống bất ngờ, người lái xe tay ga thường bóp thắng bên phải theo thói quen thuận tay phải khiến xe mất trớn lộn nhào.
Khi tỉnh dậy tôi mới biết mình đang nằm trong viện
Khi tỉnh dậy tôi mới biết mình đang nằm trong viện

Chị Thu Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị ám ảnh mãi vụ tai nạn đau thương cách đây nửa tháng, báo hại chị đến giờ vẫn không thể đi lại được vì giãn 2 dây chằng ở đầu gối. “Cũng chỉ tại cái phanh dở chứng kẹt cứng không nhả ra. Giờ sợ quá nhắc đến đi xe máy tôi rùng cả mình”, người phụ nữ 40 tuổi xuýt xoa.
Chị Lan Anh kể, hôm đó đi làm về lúc trời mưa nhỏ. Đến đoạn cua gấp, chị bóp phanh nhưng cần phanh trước kẹt cứng không nhả, khiến chiếc xe Mio Ultimo ngã kềnh đè lên, làm giãn dây chằng chân chị. Bác sĩ chữa trị tại nhà cho biết phải lâu lắm chân chị mới hồi phục bình thường trở lại.
Những tại nạn thương tâm do chiếc phanh xe là tâm điểm đang được bàn luận sổi nổi trên các diễn đàn mạng Internet. Hầu hết những nạn nhân của các vụ té phản ứng do mất bình tĩnh mà hớp thắng trước đột ngột khiễn xe quay đầu lộn nhào
Nick name Ania than thở trên một diễn đàn mạng: “Mình chạy chiếc Sapphire tốc độ 20km/h. Khi dùng thắng trước đột ngột thì té chỏng gọng, đập mặt xuống đường. Đến nay đã 10 ngày rùi mà vẫn còn ám ảnh không dám bước lên nó nữa. Có cách nào khắc phục không, chẳng lẽ phải đổi xe mới?”.
Một thành viên tên Tonypham1846 thì xuýt xoa: “Nói gì thì nói, mấy hôm trước em về quê té một phát cũng vì giật mình. Dù bóp nhả phanh cũng ngon lắm, chống chân kịp mà vẫn em ‘đo đường’. Em vừa mới ra nhờ bác em làm lại thắng trước và sau cho ngon lành để chuẩn bị về quê, hy vọng không bị ‘đo’ phát nữa … hic hic”.
Với kinh nghiệm gần 10 năm sửa xe tại Hà Nội, Anh Nguyễn Văn Hùng cho rằng, do tâm lý người chạy xe lúc gặp tình huống bất ngờ thường theo phản xạ, họ bóp cần phanh trước bên phải khiến xe mất trớn ngã nhào.
Tuy nhiên theo quan sát của anh Hùng khẳng định, thắng dĩa bao giờ cũng ‘ăn’ hơn thắng đùm, song lại được thiết kế đằng trước nên khi bóp cả 2 phanh cùng lúc, thắng đùm chưa kịp ăn, thắng dĩa đã ăn. “Lúc xe đang chạy nhanh mà bánh trước bị thắng dừng đột ngột thì theo trớn, xe sẽ quay ngang đầu khiến tài xế mất lái, không chống chân kịp sẽ bị té”, anh nói.
“Tuy nhiên trong vài trường hợp bộ thắng bị mòn thì khả năng thắng sau chưa ăn thắng trước đã ‘dính’ cũng rất nguy hiểm. Vì thế cần chú ý thường xuyên kiểm tra, nếu thấy bóp sâu mà phanh vẫn chưa ăn thì hãy đến tiệm để tăng phanh”, anh Hùng nói.
Tuy nhiên, trong những tình huống nguy hiểm, người điều khiển cần phải sử dụng kỹ năng phanh khẩn cấp theo trình tự các bước sau: giảm hết ga thật nhanh, bóp cả 2 phanh với lực tăng dần đều và cần bóp phanh trước với lực mạnh hơn phanh sau bằng cách sử dụng cả 4 ngón tay.
Để sử dụng phanh – đặc biệt là phanh đĩa – một cách hiệu quả, người lái xe cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Bất kể là phanh đĩa hay phanh cơ, việc phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau là hết sức cần thiết. Những người đi xe kinh nghiệm khuyên rằng, nên nhấn phanh sau trước khi bóp phanh trước để tránh bị lộn xe do đà quán tính.
- Với phanh đĩa, không nên bóp chặt hết quãng đường của tay phanh một cách đột ngột. Nhấp phanh nhẹ theo kiểu bóp, nhả. Tuyệt đối không bóp phanh trước khi vào cua, khi đó, bánh trước bị khựng lại, tay lái nghiêng, xe dễ bị trượt, đổ.
- Khi đi dưới trời mưa, hạn chế sử dụng phanh đĩa phía trước để bánh không bị trượt trên những con đường trơn. Tốt nhất là nên đi tốc độ chậm và sử dụng phanh sau. Điều đó vừa giúp người lái an toàn vừa tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh đĩa, tránh bụi, cát ăn mòn má và đĩa phanh.
- Bóp/đạp phanh sau trước để giảm tốc độ xe từ từ rồi mới sử dụng kết hợp cùng phanh trước/phanh đĩa để giảm tốc độ của xe (tuyệt đối không bóp cứng phanh để tránh hiện tượng trượt lốp).
- Không bóp phanh bằng cả bàn tay bởi lực bóp mạnh khi phản xạ có thể khoá cứng phanh. Tối ưu nhất là người lái xe nên bóp nháy phanh bằng 2 ngón tay để có thể kiểm soát được lực phanh phân phối trên từng bánh xe.
Việc chỉ sử dụng từ 1-2 ngón tay để nhấp nhả phanh sẽ giúp người lái xe kiểm soát lực phanh tốt hơn.
Chúc các bạn lái xe an toàn!

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

6 cách khắc phục và bảo dưỡng ô tô đã được kiểm chứng.

1. Quan sát trong khi lái xe
Trong lúc lái xe, bạn nên để ý xem hệ thống phanh hoạt động như thế nào: 
- Nếu đạp chân trên bàn đạp thắng không thấy chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới “dính thắng”, thì đó là những dấu hiệu phải kiểm tra. Nguyên nhân có thể là thiếu dầu thắng, hoặc dầu bị rò rỉ đi đâu.
- Nếu đạp thắng thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu chỉ cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn cần phải tráng mặt lại.
- Cần phải lắng nghe những âm thanh chỉ dấu hao mòn. Chẳng hạn, tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết lớp bố thắng đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.
2. Quan sát khoang động cơ

Quan sát khoang động cơ

Khi không lái xe, chúng ta có thể mở nắp capo để xem lại lượng dầu thắng trữ trong hộp. Đa số các hộp nhớt có màu trong mờ nên việc kiểm soát mực dầu tương đối dễ dàng. Việc kiểm soát này nên thực hiện mỗi tháng một lần.
Nếu mực dầu xuống thấp, cần phải châm thêm vào. Nhưng nếu nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên, đấy là chỉ dấu hệ thống bị rò đâu đó, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống thắng.
Chú ý: Trước khi châm dầu vào hộp, cần phải lau sạch miệng chai nhớt để những chất dơ bẩn không len vào trong hệ thống. Đồng thời, cố tránh đừng để cho dầu thắng nhỏ xuống thành xe, nhất là những chỗ có sơn, bởi vì dầu thắng làm hư nước sơn ở body xe.
hệ thống phanh trên ô tô
Các chuyên gia về bảo trì khuyên nên thường xuyên mở nắp hộp dầu để kiểm tra màu dầu ra sao. Dầu mới thì trong hoặc trong mờ. Dầu cũ và sắp sửa quá “đát” có màu sậm bẩn sau một thời gian dài nhiễm bụi, đất, ẩm độ… Nếu dầu thắng đã đổi sang màu sậm, thì đó là lúc phải thay luôn số dầu, chứ không phải chỉ là châm thêm cho đầy mà thôi.
3. Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thắng dưới gầm xe
Muốn kiểm tra hệ thống dây thắng, xe cần phải được kích lên cao. Để ý xem các đường dây dẫn dầu mềm (Flexible hose) và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han rỉ chỗ nào không.
Đường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe, vì thế cần phải kiểm tra tất cả. Đồng thời phải kiểm tra đường ống cao su chuyển dầu đến các “heo dầu” nằm tại bánh xe. Với những ống mềm, nên phải xem có chỗ nào sần sượng không, bởi vì sần sượng là dấu hiệu báo trước sẽ có rò rỉ. Đừng để cho các đường ống này chạm vào những bộ phận di động trong xe, hoặc những bộ phận phát nhiệt, chẳng hạn như ống bô.
4. Kiểm tra bằng cách gỡ bánh

he-thong-phanh-tren-oto (2) (1)
Nếu có thì giờ, chúng ta nên gỡ bánh ra để kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh (rotor) trên 2 bánh trước. Để ý đĩa phanh có bị trầy xước gì không, đã hao mòn đến đâu. Những vết trầy xước trên mặt đĩa phanh, nếu có, là dấu hiệu có nhiều cặn bẩn (như sỏi đá, hoặc cát) bám giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó.
Nếu mặt đĩa phanh bị trầy xước nặng, cần phải đưa đi cho một chuyên gia về thắng coi lại, để nếu cần thì tráng mặt, hoặc thậm chí thay luôn.
Đối với các phanh tang trống (phanh đùm) ở 2 bánh sau, chúng ta cần phải cẩn thận tháo phần trống phanh để có thể kiểm tra bên trong. Làm công việc này, cần đeo mặt nạ để khỏi hít thở chất bụi bám trên thắng. Phải kiểm tra nhiều dấu hiệu khác, như thắng có bám quá nhiều bụi không, mặt tróng phanh hoặc mặt đĩa có bị cong lên không; Heo dầu có bị hư hại gì không; và dầu nhớt trong bố…
5. “Xả gió” trong hệ thống phanh
Sau khi đã thay đĩa phanh, thay bố và dầu bạn thường thấy thợ thực hiện quá trình “xả gió” cho hệ thống phanh. Điều này là do trong dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố thắng mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Khi đó việc “xả gió” trong hệ thống phanh để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả và an toàn hơn
6.  Làm láng đĩa phanh
Tại sao cần Láng đĩa phanh?
Sau một thời gian sử dụng, dưới sự tác động của việc phanh cùng môi trường bên ngoài như đất, đá, nhiều độ… Những tác động này có thể gây cong vênh đĩa phanh, làm đĩa phanh bị gồ ghề hay độ dày không đồng nhất. Trong những trường hợp đó, láng đĩa phanh được coi là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề về phanh.
Kiểm tra bằng cách gỡ bánh

Đĩa phanh bị đảo
Đĩa phanh bị đảo khi đĩa phanh và moay-ơ không đồng tâm. Điều này thường xảy ra do quá trình phanh. Khi phanh, môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh hết sức khắc nghiệt: bề mặt bám nhiều tạp chất, nhiệt độ cao và thay đổi đột ngột nên dễ gây ra biến dạng và mòn không đều.
Ngoài ra, đĩa phanh bị đảo còn có thể do nguyên nhân bề mặt đĩa phanh lắp vào giá moay-ơ không tiếp xúc phẳng tuyệt đối. Nguyên nhân này có thể do quá trình tháo lắp hoặc do biến dạng cục bộ gây nên.
                                                               
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hiện tượng đĩa phanh bị đảo là khi phanh thấy bị rung lắc bất ngờ, phanh ăn lệch một bên (cướp lái khi phanh). Khi đó chân phanh đang nhấn bàn đạp phanh, bàn đạp phanh bị rung, nẩy nhẹ; nếu lực nhấn càng lớn thì bàn đạp bị rung càng mạnh. Khi đó, lái xe cảm thấy tay lái cũng bị rung thì rõ ràng là hệ thống phanh không hiệu quả.
                                                       

Sự khác biệt giữa việc sử dụng đĩa phanh trước và sau khi láng
Khi gặp hiện tượng đó cần phải đưa ngay xe đến xưởng để các kỹ thuật viên kiểm tra, nếu thấy đĩa phanh có nhiều vết xước, bề mặt gồ ghề phải láng đĩa phanh để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Lưu ý: Đối với các xe có hệ thống phanh ABS cần hết sức thận trọng, khi láng đĩa phanh phải xem xét đến độ dày tối thiểu cho phép. Một số xe không thể khắc phục bằng cách láng đĩa phanh mà phải thay thế đĩa phanh khi bị xước, mòn.
Xem chi tiết: http://luckyauto.vn/tin-tuc/6-cach-khac-phuc-va-bao-duong-he-thong-phanh-o-to-da-duoc-kiem-chung/
Nguồn: http://www.danhgiaxe.com/tu-van/kiem-tra-va-bao-duong-he-thong-phanh-lang-dia-phanh-tren-o-to-12651.htm

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Xử lý tình huống “éo le” khi xe mất phanh và mất lái.

Hiện tượng mất lái và mất phanh là hai trong số tình huống nguy hiểm nhất khi xe tham gia giao thông.
Để phòng tránh và xử lý kịp thời, bạn phải đảm bảo chế độ chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa xe định kỳ , luôn học hỏi , nâng cao kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp.
Mất phanh nhanh chóng về số thấp.
Hiện tượng mất phanh xảy ra nhiều nhất chạy trong đường dài, đường đồi núi và đường có địa hình hiểm trở. Bởi khi đi các lái xe thường sử dụng phanh quá nhiều, trong khi hệ thống phanh của hầu hết các xe đều được dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không nên khi sử dụng nhiều dễ sinh nhiệt làm trơ má phanh, phanh không ăn làm lộn cupen ở xilanh phanh và mỗi lần đạp phanh làm dầu phanh thất thoát ra ngoài, dẫn đến mất phanh.
Khi mất phanh hãy bình tĩnh kéo phanh tay, tiếp đến là gạt cần số trở về số 1 để xe giảm tốc xuống mức chậm nhất. Lưu ý, không gạt cần phanh về số 0 quá lâu, bởi khi xe đang xuống dốc mà bạn đạp côn để về số 0 thì xe sẽ lao đi nhanh hơn và rất khó để vào lại được số do tốc độ của máy và tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng tốc. Chẳng hạn, xe của bạn đang đổ đèo ở vị trí số 3 và đột ngột mất phanh, để dồn về số 1 bạn đạp côn, về số 0; nhả chân côn và vù mạnh chân ga để tốc độ vong tua máy đồng tốc với tốc độ vòng quay bánh xe; tiếp đến là đạp chân côn, dồn về số 2. Lúc này, xe sẽ khựng lại và giật đột ngột, bạn hãy gạt cần số về số 1, tốc độ xe đã rất chậm, bạn có thể dừng hẳn xe bằng cách nhả cần phanh tay đã kéo rồi nhanh chóng kéo mạnh để dừng hẳn xe.
Khi mất phanh bình tĩnh kéo phanh tayKhi mất phanh bình tĩnh kéo phanh tay

Khi mất phanh, bạn nên đạp nhồi chân phanh liên tục nhiều lần để có thể phục hồi tạm thời áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ… và cho xe dừng hẳn bằng cách dựa vào các thanh hộ lan, lan can thép, bờ tường, lề đường, vách núi…
Với những xe trang bị hộp số tự động, khi mất phanh hãy gạt cần số về số R (số lùi) để các bánh xe bị khóa chặt, cách này có thể làm hỏng hộp số xe, nhưng sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, có thể hãm tốc độ bằng cách gạt cần số sang chế độ lái số sàn, chuyển từng số một: D3, D2, D1… căn cứ trên tốc độ của xe tại thời điểm mất phanh. Tiếp theo là kéo phanh tay, tắt điều hòa để vòng tua máy không cao, khi ở số L, tốc độ giảm còn khoảng dưới 20km/h và bạn có thể hạ và tiếp tục kéo mạnh phanh tay nhấc, nhả, hoặc cảnh báo mọi người trên xe bám chặt vào ghế, giật thật mạnh để xe dừng hẳn…
 Để giảm thiểu các tác động dẫn đến mất phanh, bạn nên tập thói quen đi bằng số thấp (số 1, 2 hoặc 3) mỗi khi đổ đèo, dốc cao, hoặc địa hình hiểm trở để vòng tua máy thấp sẽ làm hãm độ trôi của xe, gánh bớt gánh nặng của phanh. Nên nhớ, những xe được chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ thì tỷ lệ mất phanh chỉ là 1%.
Khi mất lái, tài xê hãy giảm tốc độ
Mất lái là khi bạn không thể điều khiển xe theo đúng hướng. Mất lái xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Một là lỗi kỹ thuật của xe (nổ lốp, một chi tiết nào đó trong hệ thống lái hoặc các bộ phận liên quan bị hỏng hóc, kẹt cứng, hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác…); Hai là lỗi điều khiển xe của người lái (không làm chủ tốc độ, không làm chủ được chân ga, chân phanh, vào cua ở tốc độ cao, đi trên những đoạn đường trơn trượt…).
Khi mất lái tài xế hãy giảm tốc độ
Khi mất lái tài xế hãy giảm tốc độ

 Khi xe mất lái, xe bị văng ra khỏi đường, bạn hãy bình tĩnh giữ chặt lái, không được cố đánh lái để cho xe quay trở lại đường ngay. Đồng thời, nhả ga để xe đi chậm lại và không đạp mạnh chân phanh. Chờ khi xe chậm, hãy quan sát kỹ và từ từ đánh lái cho xe trở lại phần đường của mình.
lai-xe-oto-1
Để hạn chế hỏng hóc trên xe có thể dẫn tới mất lái, bạn nên bảo dưỡng định kỳ hệ thống lái và các chi tiết liên quan như: vô lăng, rô-tuyn lái, vòng bi, gioăng cao su, luôn kiểm tra áp suất lốp, căn chỉnh góc đặt bánh xe… Khi lái xe, không phóng nhanh, vượt ẩu, đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách an toàn với các xe lưu thông trên đường. Khi đi qua những địa hình trơn trượt, mưa ướt, phải giảm tốc độ, ít nhất 10% so với tốc độ ngày nắng trên đường thẳng; giảm 20% nếu ôm cua. Không nên phanh gấp, kéo phanh tay khi xe bị trượt bánh, tăng khoảng cách an toàn với xe phía trước. Tại những đoạn vào cua, bạn áp dụng cách chém cua hết mức có thể để giảm góc cua. Khi đi đường đồi núi có nhiều khúc cua tay áo thì phải lái xe áp vào bên núi, giảm tốc khi vào cua có bề mặt đường nghiêng về phía ta-luy âm (phía bên vực).

Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/cach-xu-ly-tinh-huong-eo-le-khi-xe-mat-phanh-va-mat-lai/