Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Chết hụt vì phanh đĩa không đúng cách.

Phần lớn các dòng xe máy hiện nay đều được trang bị phanh đĩa bởi những ưu việt của nó mang lại. Phanh đĩa thường được trang bị ở bánh trước và nó có đặc điểm chỉ cần một lực nhỏ tác động nhưng lại tạo ra một lực phanh lớn hơn phanh tang trống thông thường .
phụ tùng ô tô BMW
phụ tùng ô tô BMW
Sẽ rất mất an toàn khi phanh bị bó hoặc sử dụng phanh đĩa không đúng cách, đặc biệt với các lốp xe có bề mặt tiếp xúc nhỏ. Khi phanh xe ở tư thế không thẳng lái trên bề mặt đường trơn rất dễ gây hiện tượng trượt xe dẫn đến bị ngã và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người tham gia giao thông.
Chết hụt vì phanh xe tay ga trong mùa mưa
Đang hối hả chạy về nhà vì trời mưa xối xả thì đột nhiên có người từ ngõ rẽ ra ngoài, bị bất ngờ và phản xạ , anh Nguyễn Văn Tiến bóp mạnh cần phanh đĩa bên tay phải khiến chiếc xe Yamaha Exciter 135 khiến chiếc xe lộn nhào, còn anh té xuống đường ngất xỉu
Gần 2 tháng nằm trong bệnh viện chấn thương chỉnh hình anh Hùng hoàn hồn kể lại: Mặc dù vẫn thường đi xe tay ga nhưng mãi không bỏ được thói quen bóp phanh trước do thuận tay phải. Bình thường tôi vẫn dùng 2 tay điều khiển phanh, nhưng hôm đó trời mưa nên cố chạy nhanh về, lại gặp đúng lúc có người đột ngột từ ngõ lao ra khiến tôi giật mình và mất bình tĩnh. Theo phản xạ, tôi bóp thắng bên tay phải làm xe ngã nhào. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình đang ở trong bệnh viện”. Trong tình huống bất ngờ, người lái xe tay ga thường bóp thắng bên phải theo thói quen thuận tay phải khiến xe mất trớn lộn nhào.
Khi tỉnh dậy tôi mới biết mình đang nằm trong viện
Khi tỉnh dậy tôi mới biết mình đang nằm trong viện

Chị Thu Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị ám ảnh mãi vụ tai nạn đau thương cách đây nửa tháng, báo hại chị đến giờ vẫn không thể đi lại được vì giãn 2 dây chằng ở đầu gối. “Cũng chỉ tại cái phanh dở chứng kẹt cứng không nhả ra. Giờ sợ quá nhắc đến đi xe máy tôi rùng cả mình”, người phụ nữ 40 tuổi xuýt xoa.
Chị Lan Anh kể, hôm đó đi làm về lúc trời mưa nhỏ. Đến đoạn cua gấp, chị bóp phanh nhưng cần phanh trước kẹt cứng không nhả, khiến chiếc xe Mio Ultimo ngã kềnh đè lên, làm giãn dây chằng chân chị. Bác sĩ chữa trị tại nhà cho biết phải lâu lắm chân chị mới hồi phục bình thường trở lại.
Những tại nạn thương tâm do chiếc phanh xe là tâm điểm đang được bàn luận sổi nổi trên các diễn đàn mạng Internet. Hầu hết những nạn nhân của các vụ té phản ứng do mất bình tĩnh mà hớp thắng trước đột ngột khiễn xe quay đầu lộn nhào
Nick name Ania than thở trên một diễn đàn mạng: “Mình chạy chiếc Sapphire tốc độ 20km/h. Khi dùng thắng trước đột ngột thì té chỏng gọng, đập mặt xuống đường. Đến nay đã 10 ngày rùi mà vẫn còn ám ảnh không dám bước lên nó nữa. Có cách nào khắc phục không, chẳng lẽ phải đổi xe mới?”.
Một thành viên tên Tonypham1846 thì xuýt xoa: “Nói gì thì nói, mấy hôm trước em về quê té một phát cũng vì giật mình. Dù bóp nhả phanh cũng ngon lắm, chống chân kịp mà vẫn em ‘đo đường’. Em vừa mới ra nhờ bác em làm lại thắng trước và sau cho ngon lành để chuẩn bị về quê, hy vọng không bị ‘đo’ phát nữa … hic hic”.
Với kinh nghiệm gần 10 năm sửa xe tại Hà Nội, Anh Nguyễn Văn Hùng cho rằng, do tâm lý người chạy xe lúc gặp tình huống bất ngờ thường theo phản xạ, họ bóp cần phanh trước bên phải khiến xe mất trớn ngã nhào.
Tuy nhiên theo quan sát của anh Hùng khẳng định, thắng dĩa bao giờ cũng ‘ăn’ hơn thắng đùm, song lại được thiết kế đằng trước nên khi bóp cả 2 phanh cùng lúc, thắng đùm chưa kịp ăn, thắng dĩa đã ăn. “Lúc xe đang chạy nhanh mà bánh trước bị thắng dừng đột ngột thì theo trớn, xe sẽ quay ngang đầu khiến tài xế mất lái, không chống chân kịp sẽ bị té”, anh nói.
“Tuy nhiên trong vài trường hợp bộ thắng bị mòn thì khả năng thắng sau chưa ăn thắng trước đã ‘dính’ cũng rất nguy hiểm. Vì thế cần chú ý thường xuyên kiểm tra, nếu thấy bóp sâu mà phanh vẫn chưa ăn thì hãy đến tiệm để tăng phanh”, anh Hùng nói.
Tuy nhiên, trong những tình huống nguy hiểm, người điều khiển cần phải sử dụng kỹ năng phanh khẩn cấp theo trình tự các bước sau: giảm hết ga thật nhanh, bóp cả 2 phanh với lực tăng dần đều và cần bóp phanh trước với lực mạnh hơn phanh sau bằng cách sử dụng cả 4 ngón tay.
Để sử dụng phanh – đặc biệt là phanh đĩa – một cách hiệu quả, người lái xe cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Bất kể là phanh đĩa hay phanh cơ, việc phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau là hết sức cần thiết. Những người đi xe kinh nghiệm khuyên rằng, nên nhấn phanh sau trước khi bóp phanh trước để tránh bị lộn xe do đà quán tính.
- Với phanh đĩa, không nên bóp chặt hết quãng đường của tay phanh một cách đột ngột. Nhấp phanh nhẹ theo kiểu bóp, nhả. Tuyệt đối không bóp phanh trước khi vào cua, khi đó, bánh trước bị khựng lại, tay lái nghiêng, xe dễ bị trượt, đổ.
- Khi đi dưới trời mưa, hạn chế sử dụng phanh đĩa phía trước để bánh không bị trượt trên những con đường trơn. Tốt nhất là nên đi tốc độ chậm và sử dụng phanh sau. Điều đó vừa giúp người lái an toàn vừa tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh đĩa, tránh bụi, cát ăn mòn má và đĩa phanh.
- Bóp/đạp phanh sau trước để giảm tốc độ xe từ từ rồi mới sử dụng kết hợp cùng phanh trước/phanh đĩa để giảm tốc độ của xe (tuyệt đối không bóp cứng phanh để tránh hiện tượng trượt lốp).
- Không bóp phanh bằng cả bàn tay bởi lực bóp mạnh khi phản xạ có thể khoá cứng phanh. Tối ưu nhất là người lái xe nên bóp nháy phanh bằng 2 ngón tay để có thể kiểm soát được lực phanh phân phối trên từng bánh xe.
Việc chỉ sử dụng từ 1-2 ngón tay để nhấp nhả phanh sẽ giúp người lái xe kiểm soát lực phanh tốt hơn.
Chúc các bạn lái xe an toàn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét