Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Sử dụng điều hòa ô tô cẩn thận không là gây ung thư.

Với kiểu thời tiết của Việt Nam thì mùa hè vào tháng hoa phương nở rộ là tầm tháng 7, 8 lúc đó là thời điểm nắng gay gắt nhất của Việt Nam , đã ngồi trong xe ô tô là bật luôn điều hòa. Nhưng thói quen sử dụng điều hòa ô tô, có thể dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng , gây ảnh hưởng tới sức khỏe và dẫn tới nhiều bệnh tật nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu bảng đặt các đồng hồ đi tốc độ, mức dầu mỡ…  Ở phía trước xe, chỗ ngồi, ống dẫn khí lạnh…tất cả các đồ làm bằng nhựa trong xe sẽ phát ra khí benzen, một chất gây ung thư mạnh nhất . Không chỉ gây ung thư khí benzen còn gây thiếu máu, độc hại cho xương, và làm giảm các tế bào máu trắng. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh bạch cầu và làm tang nguy cơ bị 1 số bệnh ung thư khác. Nó cũng có thể làm sảy thai với phụ nữ đang mang thai. Được biết, độ Benzen trong nhà “được cho phép” là: 50mg mỗi sq.ft (tương đương 4,65 m2). Tuy nhiên một chiếc xe đậu trong nhà, với các cửa sổ đóng, sẽ chứa 400-800 mg Benzen, gấp 8 lần so với mức cho phép. Nếu đỗ dưới ánh mặt trời, ở nhiệt độ trên 30oC, mức Benzen sẽ lên đến 2.000-4.000 mg, gấp 40 lần so với ngưỡng an toàn. Vì thế, người bước vào xe, bật điều hòa khi các cửa sổ khép kín sẽ hít phải quá nhiều lượng độc tố Benzen.
Hãy làm theo 6 lời khuyên của các chuyên gia khi sử dụng điều hòa ô tô để đảm bảo sức khỏe của người ngồi trong xe, tăng độ bền cho thiết bị và giúp giảm các chi phí phát sinh cũng như sửa chữa.
1. Đẩy không khí nóng ra trước khi bật điều hòa.
Khi lên xe, do nhiệt độ trong xe rất cao cho nên trước khi bật điều hòa bạn hãy hạ cửa kính xe, khởi động xe bật quạt gió tốc độ cao để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong 5 phút, giúp không khí trong xe trở nên thông thoáng. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý. Nếu có thời gian, trước khi lên xe có thể mở cửa bên phụ, đóng ra mở vào cửa bên lái vài lần để đẩy khí nóng ra.

2. Không bật điều hòa khi chưa khởi động xe và nhớ tắt nó trước khi tắt máy.
Khi xe chưa nổ máy mà bật điều hoà ngay thì ắc-quy sẽ phải hoạt động để chạy quạt gió. Tình trạng này xảy ra thường xuyên, thì tuổi thọ của ắc quy sẽ giảm rất nhanh. Khi tắt máy mà chưa tắt điều hòa thì ắc-quy cũng bị ảnh hưởng do phải chịu tải đột ngột. Nên tốt nhất khi khởi động bạn không nên bật điều hòa hay các thiết bị đèn điện khác. Do khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn, sẽ dễ làm hư hại đến bình điện.
Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa. Nên hé kính để nhiệt đọ trong ngoài xe đỡ chênh lệch nhiều.
3. Không nên để nhiệt độ điều hòa quá lạnh
Sau khi đã lên xe và khởi động máy, bạn nên bật máy lạnh làm mát một cách từ từ, không nên vặn điều hòa lạnh hết mức ngay lập tức vì như thế sẽ khiến dàn lạnh hoạt động quá sức. Bên cạnh đó, việc sử dụng điều hòa ô tô ở nhiệt độ quá chênh lệch so với bên ngoài sẽ khiến nó hoạt động ở điều kiện quá tải, dẫn đến việc tốn nhiên liệu và mau hỏng hóc.
Ngoài ra, khi nhiệt độ trong và ngoài xe chênh lệch quá nhiều, khi lên/xuống xe bạn sẽ dễ bị viêm họng và cảm cúm do nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Tốt nhất là nên để cho điều hòa trong xe ở nhiệt độ vừa phải, khoảng từ 22-25 độ C, để đảm bảo sức khỏe cho bạn cũng như tăng độ bền cho xe.
4. Hạn chế tối đa việc để xe ngoài trời nắng.
Thiết kế của xe hơi sẽ khiến cái xe kín như một cái lò và dễ dàng bị “làm nóng” bởi ánh sáng mặt trời nếu đậu xe lâu ở ngoài trời nắng. Nếu gặp nhiệt độ cao, những bộ phận làm bằng nhựa và da trên xe sẽ tạo nên mùi hôi và hợp chất benzen độc hại như đã nói ở trên. Ngoài ra, độ bền của nước sơn cũng như các bộ phận khác trong xe cũng sẽ giảm tuổi thọ nếu chiếc xe thường xuyên được đứng nắng.
car-protection
Nếu như không còn cách nào khác mà bạn phải đậu xe ngoài nắng thì hãy chú ý trùm xe bằng một tấm vải bạt trùm xe chuyên dụng, tuy nhiên cách tốt nhất là nên tìm chỗ để xe ở nơi râm mát. Để xe trong bóng mát cũng giúp bạn không phải mất nhiều thời gian làm mát và thông thoáng khong khí trước khi lên xe trong mùa nắng nóng như hiện nay.
5. Chọn chế độ lấy gió hợp lý.
Có 2 chế độ lấy gió điều hòa ô tô là gió trong và gió ngoài. Khi lấy gió trong, hệ thống sẽ tuần hoàn không khí trong ca-bin. Ở chế độ này thì điều hòa sẽ được làm mát nhanh hơn, nó không bị ảnh hưởng bởi gió bụi hay mùi ở môi trường ngoài. Nhưng gió trong làm bí và dễ gây buồn ngủ. Ngược lại thì gió ngoài sẽ là gió tự nhiên nhưng điều hòa làm mát sẽ chậm hơn. Thông thường thì bạn nên để quạt lấy gió ngoài để cho xe có dưỡng khí. Chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh hoặc chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí âm lúc này có thể gây nước âm đóng giọt trong cabin.

Ngoài ra, khi chúng ta phải đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là chúng ta nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió, mở một phần cửa kính ra nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt. Nếu như cánh quạt bị kẹt thì sẽ xảy ra hiện tượng đứt cầu chì quạt gió. Động cơ xe sẽ không được làm mát- nếu gặp trường hợp như thế này phải tắt máy xe và thay cầu chì.
6. Thường xuyên bảo dưỡng, bảo chì điều hòa theo định kỳ .
Cuối cùng, bạn nên thường xuyên định kỳ bảo dưỡng điều hòa đúng thời hạn tại các xưởng dịch vụ hoặc các gara uy tín. Vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh, phin lọc gió hối, quạt gió sạch sẽ để làm tăng hiệu suất trao đổi nhiệt của điều hòa, kiểm tra gas, khi gas thiếu sẽ làm giảm hiệu suất của điều hòa. Bạn cũng nên kiểm tra gioăng cao su cánh cửa gầm bệ xem có bảo đảm độ kín khít không.
Trong trường hợp, cần phải sửa chữa thay thế thì nên chọn các loại phụ tùng ô tô OEM, chất lượng. Có thể chọn phụ tùng ô tô chính hãngphụ tùng ô tô chất lượng cao… với chất lượng tương đương nhưng tiết kiệm chi phí tới 40- 50%.


Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đổ nhầm nhiên liệu

Việc đổ nhầm xăng và động cơ dầu hay động cơ dầu sang xăng không phải là không gặp mà khách hàng cũng thường xuyên mắc phải. vậy xử làm thế nào để xử lý như thế nào để máy ít bị hỏng nhất có thể. Xem cách xử lý phụ tùng ô tô bmw để biết them thông tin.
Đổ nhầm nhiên liệu cho xe và cách xử lý.
anhchinh_thay

Tại việt nam và trên thế giới việc bơm  nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp nhất là gần đây lượng xe sử dụng dầu diesel cũng tăng lên nhiều.
Việc bơm nhầm nhiên liệu sẽ để lại hậu quả như thế nào? Tùy thuộc cách xử lý của bạn ra sao. Chú ý những chia sẻ dưới đây nhá:
1. Đổ nhầm xăng vào động cơ chạy dầu diesel.
Việc đổ nhầm xăng vào động cơ chạy dầu diesel thì tùy thuộc vào lượng dầu diesel trong bình còn lại mà có thể chạy tiếp hay dừng lại. Sẽ không có hiện tượng tự kích nổ bởi xăng có chỉ số octan cao.
Tình trạng: Trong trường hợp này , xe vẫn chạy thêm được mấy kilomet nhưng sẽ phát ra tiếng ồn, xe chạy yếu dần đi rồi lịm hẳn và sẽ không thể khởi động lại và khi đó bắt buộc  phải gọi cứu hộ để kéo xe về xưởng. Nếu để xe dùng lâu sau khi đổ nhầm( hoặc để qua đêm) xe có thể nổ ngay sau khi khởi động hoặc có thể chết máy.
1443426593-1443416963-bikini-ban-xang09

Hậu quả: Với sai nhầm này, hậu quả đáng được quan tâm nhất đó là việc máy sẽ bị nóng và bó máy, bộ hơi kèm theo séc măng, pit- ton, xi lanh bị hỏng khiến bạn phải thay cả máy. Nếu không phát hiện sớm, để xe lâu không chạy sau khi đổ nhầm xăng có thể khiến đường dẫn nhiên liệu bị ăn mòn do xăng ==> thay mới.
Giải pháp: Nên kịp thời, điều tốt nhất là bạn không nên khởi dộng động cơ, ngay lập tức hút sạch cạn toàn bộ nhiên liệu bị bơm nhầm, bị lẫn trong bình chứa bằng bơm tay. Súc rửa bình nhiên liệu bằng bơm cao áp có chứa dầu. Sau khi toàn bộ hệ thống bình chứa nhiên liệu, vòi, phun khỏi bị lẫn xăng. Tiến hành khởi động động cơ, chạy không tải trong khoảng thời gian 10-20 phút.
Nếu xe không có dấu hiệu bất thường, xe chạy bình thường thì ok, không có vấn đề gì. Còn nếu động cơ có dấu hiệu phát ra âm thanh lạ, khi đó hãy tắt máy đi và đưa xe hơi của bạn đến điểm bảo dưỡng.
2. Đổ nhầm dầu diesel vào động cơ xăng.
Như đã đề cập ở trên thì trường hợp này rất hiếm xảy ra hơn bởi lẽ bơm nhiên liệu dầu diesel tại các trạm bơm sẽ có thiết kế lớn hơn so với miệng của bình chứa các động chạy bằng nhiên liệu xăng. Thường thì việc đổ nhầm dầu diesel vào chạy xăng thường xảy ra với motor nhiều hơn. Vậy nếu như có chuyện đổ nhầm này xảy ra thì sẽ có hiện tượng gì?
Hiện tượng: Động cơ sẽ xả nhiều khói hơn vì khi đổ nhầm dầu sang động cơ xăng dầu sẽ không được đốt hết và dần dần chuyển sang bó và kẹt động cơ do muội bám vào xi- lanh kẹt pít- tông. Vì vậy nếu xe của bạn đang tham gia giao thông với vận tốc cao thì chắc chắn hậu quả để lại cho xe không hề nhỏ.
nhung-dau-hieu-sap-bien-chiec-xe-cu-thanh-dong-sat-vun-3

Hậu quả: gãy trục khuỷu, động cơ bị hỏng nặng.
Biện pháp: nếu phát hiện sai xót này sớm, tùy thuộc vào mức độ dầu diesel  được đổ vào động cơ xăng( mức 10%) và động cơ xe là mới hay cũ để người sở hữu có phương án và biện pháp khắc phục tốt nhất. Tốt nhất , nếu phát hiện kịp thời thì không khởi động động cơ hay là tắt máy ngay lập tức mà tiến hành hút hết phần nhiên liệu trong bình nhiên liệu ra. Nếu lượng dầu diesel đổ vào trong bình ít( dưới 10%) so với dung tích bình xăng và động cơ xe thuộc dòng đời cũ, không sử dụng
phun xăng điện tử , có thể đổ đầy bình xăng để hòa tan diesel và xe vẫn chạy bình thường chỉ là hơi khói một xíu thôi. Còn nếu là xe đời mới, đông cơ hiện đại thì tốt nhất gọi cứu hộ, dắt em nó về gara chăm sóc.
Kết luận:
Trong mọi trường hợp việc đổ nhầm nhiên liệu có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm hỏng động cơ, tuy nhiên rất rễ khắc phục nếu phát hiện sớm và xư lý kịp thời. Quy trình xử lý tốt nhất vẫn là không khởi động động cơ sau đó đưa ra gara hút hết bỏ nhiên liệu bị trộn lẫn trong bình, súc rửa toàn bộ hệ thống dẫn nạp nhiên liệu và động cơ , sau đó đổ nhiên liệu đúng loại vào để khởi động và kiểm tra động cơ trước khi vận hành xe trở lai. Chúc các bác lái xe an toàn.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/chuyen-gi-se-xay-ra-neu-ban-do-nham-nhien-lieu/