Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Khi bạn biết đâu là thời điểm tốt nhất để bảo dưỡng ô tô- Luckyauto.vn

Xe ô tô cũng như bất kỳ một loại phương tiện hay máy móc khác, qua một thời gian sử dụng và làm việc chúng cũng bị hao mòn các chi tiết, giảm chất lượng chất bôi trơn và các dung dịch của các hệ thống trên xe. Chẳng có cái gì là bền bỉ mãi mãi và không hư hỏng cả nhất là đối với ô tô thì quá trình làm việc của chúng diễn ra liên tục và khắc nghiệt nên cần đảm bảo an toàn chất lượng trong quá trình hoạt động. Vì thế mà vấn đề bảo dưỡng và thay thế phụ tùng ô tô theo định kỳ là một việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cho xe hoạt động ổn định và đảm bảo mang lại sự an toàn cho người ngồi trên xe khi xe đang di chuyển trên đường. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết được khi nào cần thay thế, khi nào cần bảo dưỡng theo số km ô tô đi được ?
Sau 5.000 km: Thông thường để bảo dưỡng ô tô theo định kỳ sau mỗi 5.000km bạn cần phải thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và thay lọc gió điều hòa nhằm đảm bảo mang lại cho động cơ hoạt động ổn định và liên tục. Tuy nhiên sau mỗi 5000km đầu tiên bạn cần phải thay dầu vì nó có thể lẫn tới những vụn kim loại. Sau mỗi 10.000km cần phải thường xuyên bảo dưỡng cho xe hoạt động ổn định và liên tục.
bao-duong-dinh-ky
Sau 15.000 km: Đối với trường hợp thay dầu tiếp theo thì bạn cần thay luôn lọc dầu.  Bởi lọc dầu có tác dụng giữ lại cặn bẩn, giúp động cơ bôi trơn với dầu sạch và đảm bảo hoạt động tốt nhất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì khi thay lọc dầu cùng lúc với thay dầu. Ngoài ra, để đảm bảo cho xe hoạt động ổn định thì cần nên đảo lốp nếu cần thiết.
Sau 30.000 km: Cứ sau mỗi 30.000 km, lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ bị bẩn và tắc nghẽn. Vì thế cần phải thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ để đảm bảo cho động cơ làm việc êm ái và ổn định.
Sau 40. 000 km: Bạn cần thay lọc nhiên liệu, thay dây cu roa, dầu hộp số, dầu trợ lực, dung dịch làm mát… để đảm bảo an toàn và ổn định cho xe di chuyển vì sau một thời gian hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị cặn bẩn và lẫn các tạp chất gây tắc nghẽn ảnh hưởng tới quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
Dây cu roa truyền động sau một thời gian sử dụng lâu thì không tránh khỏi những hiện tượng nứt làm mất khả năng ma sát và bị trượt trong quá trình làm việc gây ảnh hưởng đến hiệu suất truyền động của động cơ. Vậy theo các nhà sản xuất thì nên đảm bảo cho các động cơ được hoạt động ổn định cần phải kiểm tra bảo dưỡng thay thế kịp thời.
Sau 100.000 km: Sau một thời gian sử dụng nước làm mát của xe và làm cho động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc. Ngoài ra bạn cần phải kiểm tra một số chi tiết như bugi, má phanh,… để đảm bảo luôn cần thiết.
Các hệ thống như: hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống đèn cảnh báo trong taplo,… là những hệ thống cần kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo cho chiếc xe được hoạt động tốt.
Lưu ý:
1.  Kiểm tra định kỳ hệ thống phanh: Khi đạp phanh thấy xuất hiện tiếng kêu phanh và ống dầu phanh cần đi kiểm tra độ mòn của má phanh nhằm đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe.
2.  Hệ thống treo, tình trạng giảm chấn, lò xo, cao su… cần kiểm tra thường xuyên để luôn đảm bảo rặng được lắp ráp chắc chắn không bị rơ hay hư hỏng.
3.  Kiểm tra hệ thống và điều chỉnh ánh sáng: Khi kiểm tra bằng cách bật công tắc điều khiển đèn ánh sáng và đèn tín hiệu trên xe nhằm đảm bảo an toàn khi xe di chuyển ổn định trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Dù là siêu xe hay xe bình dân, xe xịn hay xe thường sau một thời gian sử dụng đều có sự hao mòn nhất định. Để đảm bảo xe luôn trong tình trạng an toàn, ổn định và kéo dài tuổi thọ của xe, bạn nên bảo dưỡng định kỳ các hệ thống trên xe và giữ chúng trong tình trạng tốt nhất.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/khi-ban-biet-dau-la-thoi-diem-tot-nhat-de-bao-duong-o-to-luckyauto-vn/

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Xử lý két nước bị vỡ khi đi trên đường.

Két nước ô tô là một trong những chi tiết được thiết kế để giúp tản nhiệt ra ngoài môi trường khi xe chạy. Đồng thời két nước được sản xuất với chất liệu nhôm cao cấp đảm bảo luôn sáng bóng không bị rỉ sét và khả năng chịu được áp suất cực lớn giúp làm mát cho xe được hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, két nước chính là luân chuyển dòng nước làm mát tốt nhất và giúp động cơ luôn hoạt động ở chế độ tốt nhất nhằm tăng tuổi thọ cho động cơ khi xe của bạn hoạt động.
két nước ô tô
Trong một chuyến hành trình dài, tại những địa hình hẻo lánh và rất khó cho việc cứu hộ thì xế yêu của bạn đột nhiên bị vỡ két nước. Bạn nên xử lý tình huống này như thế nào để có thể tiếp tục hành trình mà không bị mất quá nhiều thời gian?
Nếu như bạn phát hiện đèn báo nhiệt độ xe bật đỏ, thì nhanh chóng dừng xe lại, tắt máy để tránh nhiệt độ động cơ tăng lên. Sau đó mở  nắp capo để nhiệt từ động cơ thoát ra ngoài nhanh hơn để đảm bảo độ an toàn cho người ngồi trên xe ô tô và người xung quanh
Tìm nguồn nước sạch có thể là nước bạn uống trong quá trình hành trình hoặc nước giếng của người dân sống quanh đó càng nhiều càng tốt.
Mở nắp bình nước làm mát. Khi mở nước làm mát bạn phải thật sự cẩn thận vì hơi nước trong máy rất nóng sẽ phụt ra rất dễ gây bỏng. Vì thế, tốt nhất nên đợi một lúc cho máy nguội và sử dụng khan hoặc giẻ đã tẩm nước để mở nắp bình nước làm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp bằng tay.
Nổ máy và tắt điều hòa ô tô. Điều này sẽ giúp đưa nước làm mát vào hạ nhiệt trực tiếp cho động cơ. Nếu bạn không nổ má thì lượng nước đưa vào sẽ chỉ ở trong bình chứ không được hút sâu vào toàn bộ hệ thống làm mát của chiếc xe nên không giúp ích gì nhiều cho xe của bạn.
Đổ nước từ từ vào bình làm mát để máy hút được càng nhiều nước càng tốt. Đổ đến khi nước tràn ra và máy không hút nước nữa thì dừng.
Lắp thật chặt nắp của bình chứa nước làm mát để tránh bị áp suất hơi nước làm bật ra trong quá trình hoạt động.
Chú ý:
Bạn nên cẩn thận khi mở nắp bình nước làm mát bở khi đó hơi nước bốc lên rất nóng dễ gây bị bỏng. khi đổ nước vào bình làm mát phải cẩn thận tránh để nước tràn vào cửa hút gió của chiếc xe. Cửa hút gió và miệng bình nước làm mát của một số loại xe hiện nay có vị trí khá gần nhau.
Với lượng nước đổ vào như vậy chúng ta có thể vận hành chiếc xe chạy khoảng 20 đến 80km tùy theo chỗ rò rỉ là to hay nhỏ. Trong đoạn đường có thể đi được, bạn nên tìm một cửa hàng để sửa chữa. Nếu không thể bạn nên dự trữ nước sạch, nếu nước bẩn chiếc xe của bạn có thể sẽ dính một lỗi khác nghiêm trọng hơn. Có thể bạn phải lặp lại quá trình tự đổ nước làm mát nhiều lần nếu như bạn không tìm được nơi sửa chữa chiếc xe nhưng với cách làm này bạn hoàn toàn có thể vượt qua sự cố một cách tốt đẹp.
Song song với đó bạn cần đổ nước từ từ vào bình làm mát để hút được càng nhiều nước càng tốt. Lắp thật chặt nắp của bình chứa nước làm mát để tránh bị áp suất hơi nước làm bật ra trong quá trình hoạt động.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/xu-ly-ket-nuoc-bi-vo-khi-di-tren-duong/

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Bí kíp” đỗ xe ngoài đường để tránh bị trộm cắp.

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội đồng nghĩa với việc tệ nạn xã hội cũng nhiều như tắc đường hãy đỗ xe và tệ hại lớn nhất hiện nay là nạn ăn cắp trộm đồ trên xe ô tô.  Hiện nay, đó là nỗi kinh hoàng nhất của chủ xe khi bị hách như: gương, đèn, cần gạt nước, chữ logo,… Vậy làm sao để bảo vệ được xe của bạn an toàn hơn:
phụ tùng ô tô Luckyauto.vn
1.  Gương
Gương chiếu hậu là 1 trong những phụ tùng ô tô BMW hay bị trộm cắp nhất hiện nay vì chúng dễ vị vặt với thao tác cực nhanh, dễ dàng và bán với giá rất cao. Nhất là đối với các dòng xe sang như BMW, Mercedes, Audi, Porche… thì giá trị gương chiếu hậu rất lớn có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Do đó nó chẳng khác gì món mồi ngon cho bọn trộm cắp có động lực để lấy trộm phụ tùng ô tô. Vậy làm cách nào để bảo vệ được chiếc xe của bạn được an toàn?
chong-trom-phu-tung-o-to


Thứ nhất là bạn vào các gara ô tô yêu cầu họ luồn cáp vào trong cả hai củ gương và gắn inox để bảo vệ được mặt gương thật tốt. Ngoài ra còn có một số những bạn ưu sự hiện đại thì có thể lắp các thiết bị báo động có âm thanh vào trong củ gương, sợi dây xích được gắn cùng với các dây điện điều khiển moto gương rồi buộc lại với phần vỏ xe. Khi đó, nếu trong trường hợp gương bị bẻ thì sợi dây kéo sẽ kéo chốt công tắc kích hoạt thiết bị báo động.
Còn 1 cách khá thủ công nhưng hữu hiệu đó chính là khắc phục trên mặt gương để nhận dạng dãy số trên biển số của chiếc xe đó . Dãy số này sẽ được khắc bằng axit chuyên dụng và không thể tẩy xóa được. Như vậy khi nhìn thấy dãy số này bọn trộm sẽ chùn tay bởi các cửa hàng bán phụ tùng hàng tháo xe sẽ không thu mua vì như vậy sẽ đồng nghĩa với việc tiêu thu đồ ăn trộm.
2.  Trộm bánh xe.
Hiện nay, việc kiếm được bãi đỗ xe rộng lớn, an toàn  thoải mái khá khó nên một số gia đình thường để xe ngay trên vỉa hè hay các ven đường được phép đỗ xe. Chính vì thế đây chính là cơ hội cho những kẻ chuyên trộm cắp đồ phụ tùng ô tô nhất là khi đậu xe vào ban đêm.
chongtrom_ford3
Vậy thì làm cách nào để bảo vệ và phòng tránh được nó? Những biện pháp bảo vệ bằng cách thiệt bị điện tử sẽ không có nhiều tác dụng đặc biệt là bánh xe. Vì thế nhằm bảo vệ kết hợp với các thiết bị bảo vệ với khóa xe cơ học cũng là  1 biện pháp không tồi. Bởi khi bạn bỏ xe ở ngoài đường, bạn có thể dùng các chìa khóa xích để đảm bảo an toàn cho các bánh xe với nhau. Hoặc có thể gắn thêm các bu- lông chống trộm bánh xe như vậy sẽ rất khó vặn ốc bánh xe bằng các dụng cụ thông thường.
3.  Bảo vệ logo.
Logo ô tô BMW của bạn tuy nó không có giá trị lớn như gương, bánh xe… nhưng lại mang tới cho bạn sự thiếu thẩm mỹ và sự sang trọng của xe. Do vậy, để phòng tránh trường hợp bị mất trộm chủ xe nên chú ý để không bị mất.
logo bị ăn trộm
4.  Cảnh giác.
Cảnh giác chính là tìm chỗ đậu xe an toàn và sạch sẽ để đảm bảo, bảo vệ tài sản của mình. Trường hợp phải đỗ xe ngoài đường thì không nên chọn những nơi tối tăm, vắng người qua lại như vậy sẽ đảm bảo tốt nhất cho người sử dụng.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Sử dụng điều hòa ô tô cẩn thận không là gây ung thư.

Với kiểu thời tiết của Việt Nam thì mùa hè vào tháng hoa phương nở rộ là tầm tháng 7, 8 lúc đó là thời điểm nắng gay gắt nhất của Việt Nam , đã ngồi trong xe ô tô là bật luôn điều hòa. Nhưng thói quen sử dụng điều hòa ô tô, có thể dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng , gây ảnh hưởng tới sức khỏe và dẫn tới nhiều bệnh tật nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu bảng đặt các đồng hồ đi tốc độ, mức dầu mỡ…  Ở phía trước xe, chỗ ngồi, ống dẫn khí lạnh…tất cả các đồ làm bằng nhựa trong xe sẽ phát ra khí benzen, một chất gây ung thư mạnh nhất . Không chỉ gây ung thư khí benzen còn gây thiếu máu, độc hại cho xương, và làm giảm các tế bào máu trắng. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra bệnh bạch cầu và làm tang nguy cơ bị 1 số bệnh ung thư khác. Nó cũng có thể làm sảy thai với phụ nữ đang mang thai. Được biết, độ Benzen trong nhà “được cho phép” là: 50mg mỗi sq.ft (tương đương 4,65 m2). Tuy nhiên một chiếc xe đậu trong nhà, với các cửa sổ đóng, sẽ chứa 400-800 mg Benzen, gấp 8 lần so với mức cho phép. Nếu đỗ dưới ánh mặt trời, ở nhiệt độ trên 30oC, mức Benzen sẽ lên đến 2.000-4.000 mg, gấp 40 lần so với ngưỡng an toàn. Vì thế, người bước vào xe, bật điều hòa khi các cửa sổ khép kín sẽ hít phải quá nhiều lượng độc tố Benzen.
Hãy làm theo 6 lời khuyên của các chuyên gia khi sử dụng điều hòa ô tô để đảm bảo sức khỏe của người ngồi trong xe, tăng độ bền cho thiết bị và giúp giảm các chi phí phát sinh cũng như sửa chữa.
1. Đẩy không khí nóng ra trước khi bật điều hòa.
Khi lên xe, do nhiệt độ trong xe rất cao cho nên trước khi bật điều hòa bạn hãy hạ cửa kính xe, khởi động xe bật quạt gió tốc độ cao để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong 5 phút, giúp không khí trong xe trở nên thông thoáng. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý. Nếu có thời gian, trước khi lên xe có thể mở cửa bên phụ, đóng ra mở vào cửa bên lái vài lần để đẩy khí nóng ra.

2. Không bật điều hòa khi chưa khởi động xe và nhớ tắt nó trước khi tắt máy.
Khi xe chưa nổ máy mà bật điều hoà ngay thì ắc-quy sẽ phải hoạt động để chạy quạt gió. Tình trạng này xảy ra thường xuyên, thì tuổi thọ của ắc quy sẽ giảm rất nhanh. Khi tắt máy mà chưa tắt điều hòa thì ắc-quy cũng bị ảnh hưởng do phải chịu tải đột ngột. Nên tốt nhất khi khởi động bạn không nên bật điều hòa hay các thiết bị đèn điện khác. Do khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn, sẽ dễ làm hư hại đến bình điện.
Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa. Nên hé kính để nhiệt đọ trong ngoài xe đỡ chênh lệch nhiều.
3. Không nên để nhiệt độ điều hòa quá lạnh
Sau khi đã lên xe và khởi động máy, bạn nên bật máy lạnh làm mát một cách từ từ, không nên vặn điều hòa lạnh hết mức ngay lập tức vì như thế sẽ khiến dàn lạnh hoạt động quá sức. Bên cạnh đó, việc sử dụng điều hòa ô tô ở nhiệt độ quá chênh lệch so với bên ngoài sẽ khiến nó hoạt động ở điều kiện quá tải, dẫn đến việc tốn nhiên liệu và mau hỏng hóc.
Ngoài ra, khi nhiệt độ trong và ngoài xe chênh lệch quá nhiều, khi lên/xuống xe bạn sẽ dễ bị viêm họng và cảm cúm do nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Tốt nhất là nên để cho điều hòa trong xe ở nhiệt độ vừa phải, khoảng từ 22-25 độ C, để đảm bảo sức khỏe cho bạn cũng như tăng độ bền cho xe.
4. Hạn chế tối đa việc để xe ngoài trời nắng.
Thiết kế của xe hơi sẽ khiến cái xe kín như một cái lò và dễ dàng bị “làm nóng” bởi ánh sáng mặt trời nếu đậu xe lâu ở ngoài trời nắng. Nếu gặp nhiệt độ cao, những bộ phận làm bằng nhựa và da trên xe sẽ tạo nên mùi hôi và hợp chất benzen độc hại như đã nói ở trên. Ngoài ra, độ bền của nước sơn cũng như các bộ phận khác trong xe cũng sẽ giảm tuổi thọ nếu chiếc xe thường xuyên được đứng nắng.
car-protection
Nếu như không còn cách nào khác mà bạn phải đậu xe ngoài nắng thì hãy chú ý trùm xe bằng một tấm vải bạt trùm xe chuyên dụng, tuy nhiên cách tốt nhất là nên tìm chỗ để xe ở nơi râm mát. Để xe trong bóng mát cũng giúp bạn không phải mất nhiều thời gian làm mát và thông thoáng khong khí trước khi lên xe trong mùa nắng nóng như hiện nay.
5. Chọn chế độ lấy gió hợp lý.
Có 2 chế độ lấy gió điều hòa ô tô là gió trong và gió ngoài. Khi lấy gió trong, hệ thống sẽ tuần hoàn không khí trong ca-bin. Ở chế độ này thì điều hòa sẽ được làm mát nhanh hơn, nó không bị ảnh hưởng bởi gió bụi hay mùi ở môi trường ngoài. Nhưng gió trong làm bí và dễ gây buồn ngủ. Ngược lại thì gió ngoài sẽ là gió tự nhiên nhưng điều hòa làm mát sẽ chậm hơn. Thông thường thì bạn nên để quạt lấy gió ngoài để cho xe có dưỡng khí. Chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh hoặc chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí âm lúc này có thể gây nước âm đóng giọt trong cabin.

Ngoài ra, khi chúng ta phải đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là chúng ta nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió, mở một phần cửa kính ra nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt. Nếu như cánh quạt bị kẹt thì sẽ xảy ra hiện tượng đứt cầu chì quạt gió. Động cơ xe sẽ không được làm mát- nếu gặp trường hợp như thế này phải tắt máy xe và thay cầu chì.
6. Thường xuyên bảo dưỡng, bảo chì điều hòa theo định kỳ .
Cuối cùng, bạn nên thường xuyên định kỳ bảo dưỡng điều hòa đúng thời hạn tại các xưởng dịch vụ hoặc các gara uy tín. Vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh, phin lọc gió hối, quạt gió sạch sẽ để làm tăng hiệu suất trao đổi nhiệt của điều hòa, kiểm tra gas, khi gas thiếu sẽ làm giảm hiệu suất của điều hòa. Bạn cũng nên kiểm tra gioăng cao su cánh cửa gầm bệ xem có bảo đảm độ kín khít không.
Trong trường hợp, cần phải sửa chữa thay thế thì nên chọn các loại phụ tùng ô tô OEM, chất lượng. Có thể chọn phụ tùng ô tô chính hãngphụ tùng ô tô chất lượng cao… với chất lượng tương đương nhưng tiết kiệm chi phí tới 40- 50%.


Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đổ nhầm nhiên liệu

Việc đổ nhầm xăng và động cơ dầu hay động cơ dầu sang xăng không phải là không gặp mà khách hàng cũng thường xuyên mắc phải. vậy xử làm thế nào để xử lý như thế nào để máy ít bị hỏng nhất có thể. Xem cách xử lý phụ tùng ô tô bmw để biết them thông tin.
Đổ nhầm nhiên liệu cho xe và cách xử lý.
anhchinh_thay

Tại việt nam và trên thế giới việc bơm  nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu không phải là hiếm gặp nhất là gần đây lượng xe sử dụng dầu diesel cũng tăng lên nhiều.
Việc bơm nhầm nhiên liệu sẽ để lại hậu quả như thế nào? Tùy thuộc cách xử lý của bạn ra sao. Chú ý những chia sẻ dưới đây nhá:
1. Đổ nhầm xăng vào động cơ chạy dầu diesel.
Việc đổ nhầm xăng vào động cơ chạy dầu diesel thì tùy thuộc vào lượng dầu diesel trong bình còn lại mà có thể chạy tiếp hay dừng lại. Sẽ không có hiện tượng tự kích nổ bởi xăng có chỉ số octan cao.
Tình trạng: Trong trường hợp này , xe vẫn chạy thêm được mấy kilomet nhưng sẽ phát ra tiếng ồn, xe chạy yếu dần đi rồi lịm hẳn và sẽ không thể khởi động lại và khi đó bắt buộc  phải gọi cứu hộ để kéo xe về xưởng. Nếu để xe dùng lâu sau khi đổ nhầm( hoặc để qua đêm) xe có thể nổ ngay sau khi khởi động hoặc có thể chết máy.
1443426593-1443416963-bikini-ban-xang09

Hậu quả: Với sai nhầm này, hậu quả đáng được quan tâm nhất đó là việc máy sẽ bị nóng và bó máy, bộ hơi kèm theo séc măng, pit- ton, xi lanh bị hỏng khiến bạn phải thay cả máy. Nếu không phát hiện sớm, để xe lâu không chạy sau khi đổ nhầm xăng có thể khiến đường dẫn nhiên liệu bị ăn mòn do xăng ==> thay mới.
Giải pháp: Nên kịp thời, điều tốt nhất là bạn không nên khởi dộng động cơ, ngay lập tức hút sạch cạn toàn bộ nhiên liệu bị bơm nhầm, bị lẫn trong bình chứa bằng bơm tay. Súc rửa bình nhiên liệu bằng bơm cao áp có chứa dầu. Sau khi toàn bộ hệ thống bình chứa nhiên liệu, vòi, phun khỏi bị lẫn xăng. Tiến hành khởi động động cơ, chạy không tải trong khoảng thời gian 10-20 phút.
Nếu xe không có dấu hiệu bất thường, xe chạy bình thường thì ok, không có vấn đề gì. Còn nếu động cơ có dấu hiệu phát ra âm thanh lạ, khi đó hãy tắt máy đi và đưa xe hơi của bạn đến điểm bảo dưỡng.
2. Đổ nhầm dầu diesel vào động cơ xăng.
Như đã đề cập ở trên thì trường hợp này rất hiếm xảy ra hơn bởi lẽ bơm nhiên liệu dầu diesel tại các trạm bơm sẽ có thiết kế lớn hơn so với miệng của bình chứa các động chạy bằng nhiên liệu xăng. Thường thì việc đổ nhầm dầu diesel vào chạy xăng thường xảy ra với motor nhiều hơn. Vậy nếu như có chuyện đổ nhầm này xảy ra thì sẽ có hiện tượng gì?
Hiện tượng: Động cơ sẽ xả nhiều khói hơn vì khi đổ nhầm dầu sang động cơ xăng dầu sẽ không được đốt hết và dần dần chuyển sang bó và kẹt động cơ do muội bám vào xi- lanh kẹt pít- tông. Vì vậy nếu xe của bạn đang tham gia giao thông với vận tốc cao thì chắc chắn hậu quả để lại cho xe không hề nhỏ.
nhung-dau-hieu-sap-bien-chiec-xe-cu-thanh-dong-sat-vun-3

Hậu quả: gãy trục khuỷu, động cơ bị hỏng nặng.
Biện pháp: nếu phát hiện sai xót này sớm, tùy thuộc vào mức độ dầu diesel  được đổ vào động cơ xăng( mức 10%) và động cơ xe là mới hay cũ để người sở hữu có phương án và biện pháp khắc phục tốt nhất. Tốt nhất , nếu phát hiện kịp thời thì không khởi động động cơ hay là tắt máy ngay lập tức mà tiến hành hút hết phần nhiên liệu trong bình nhiên liệu ra. Nếu lượng dầu diesel đổ vào trong bình ít( dưới 10%) so với dung tích bình xăng và động cơ xe thuộc dòng đời cũ, không sử dụng
phun xăng điện tử , có thể đổ đầy bình xăng để hòa tan diesel và xe vẫn chạy bình thường chỉ là hơi khói một xíu thôi. Còn nếu là xe đời mới, đông cơ hiện đại thì tốt nhất gọi cứu hộ, dắt em nó về gara chăm sóc.
Kết luận:
Trong mọi trường hợp việc đổ nhầm nhiên liệu có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm hỏng động cơ, tuy nhiên rất rễ khắc phục nếu phát hiện sớm và xư lý kịp thời. Quy trình xử lý tốt nhất vẫn là không khởi động động cơ sau đó đưa ra gara hút hết bỏ nhiên liệu bị trộn lẫn trong bình, súc rửa toàn bộ hệ thống dẫn nạp nhiên liệu và động cơ , sau đó đổ nhiên liệu đúng loại vào để khởi động và kiểm tra động cơ trước khi vận hành xe trở lai. Chúc các bác lái xe an toàn.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/chuyen-gi-se-xay-ra-neu-ban-do-nham-nhien-lieu/

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Kinh nghiệm thoát chết ngoại mục khi đi ô tô

Các bác ạ, hôm nay em thoát chết một cách ngoại mục do một sự cố hy hữu hay còn gọi là đen tai nạn là tại Km 208+800 trên đường cao tốc hướng Cầu Giẽ về Hà Nội, em chở bà xã đi sân bay. Đang chạy với tốc độ khoảng gần 120km/h, trong “làn xe con” phía trước và sau em tự nhiên nghe thấy tiếng nổ ở phía sau. Ban đầu e cứ nghĩ là xe của bác taxi trên, thì phát hiện ra tiếng kêu ken két láng xe thôi rồi em bị thủng lốp. Haizzz. Đang ở giữa đường cao tốc tạt vào thì vướng xe tải, phía sau là 1 số xe con nếu dừng đột ngột chắc sẽ bị đâm liên hoàn, nên em cứ phải chạy, đồng thời bấm đèn cảnh báo sự cố, dần dần đánh lái vào vệ đường.







cảm biến ô tô và những chức năng cần phải biết

Thử hình dung giống như các giác quan trên cơ thể của con người thì cảm biến trên xe thu thập thống kê các tín hiệu cần thiết  để giúp máy tính trung tâm điều khiển động cơ làm việc hiệu quả nhất  bởi phần lớn các hoạt động trên xe đều phải thông qua bộ xử lý cảm biến và bộ điều khiển trung tâm ECU nó cũng giống như bộ não của con người để nhằm đảm bảo các động cơ xe được hoạt động ổn định nhất và liên tục.
Cảm biến ô tô xe mercedes, bmw là chi tiết giúp xe thu thập thống kế các tín hiệu để giúp điểu khiển các động cơ  bởi phần lớn các hoạt động trên xe đều phải thông qua bộ xử lý cảm biến và bộ điều khiển trung tâm ECU nó cũng giống như bộ não của con người. Nhằm đảm bảo cho các động cơ xe được hoạt động ổn định nhất và liên tục.
Những bộ cảm biến ô tô quan trọng và tác dụng của chúng:

Cảm biến áp suất

Là khi xe ở chế độ không tải hoặc nhả ga thì áp suất chân không giảm xuống và ngược lại khi xe tăng tốc hoặc tải quá nặng thì áp suất chân không tăng lên. Từ đó, cho thấy chức năng chính của cảm biến áp suất đó chính là cơ sở tính toán nguồn nhiên liệu cung cấp cho các động cơ đã sử dụng.
Cảm biến áp suất xe ô tô


Cảm biến ở vị trí bướm ga

Ở vị trí này cảm biến có chức năng chính đó là xác định được độ mở của bướm ga để gửi các thông tin về bộ xử lý trung tâm nhằm kịp thời điều chỉnh lượng phun nhiên liệu phù hợp. Với các dòng hãng xe sử dụng bộ hộp số tự động thì chức năng chính đó là kiểm soát được quy trình luân chuyển số cho xe. Cảm biến ở vị trí này thường được thiết kế ở bên phía trong cổ hút khi có bất cứ xảy ra lỗi hay gặp phải những vấn đề trục trặc thì có thể dẫn tới những vấn đề : không kịp tăng tốc  cho xe, hộp số tự động sang số không bình thường hay chết máy một cách đột ngột mà không kịp xử lý.

Cảm biến ở vị trí bướm ga

Cảm biến lưu lượng không khí

Là chi tiết có chức năng chế hòa khí khi đó lượng nhiên liệu phun chủ yếu dựa vào áp suất chân không trong họng hút của động cơ. Tuy nhiên, với những động cơ được thiết kế bằng hệ thống phun xăng điện tử thì lượng nhiên liệu phun được quyết định bởi một lượng không khí đi vào các xi  – lanh. Ngoài ra, cường độ của dòng điện được điều chỉnh tỷ lệ với lượng không khí thổi qua sao cho duy trì nhiệt độ với dây sấy ổn định. Cảm biến lưu lượng không khí thường gặp phải những dấu hiệu như : động cơ chạy không êm, không đều hoặc không chạy được, có công suất kém hoặc tiêu thụ lượng lớn nhiên liệu so hơn với mức bình thường.
Cảm biến lưu lượng không khí

Cảm biến nhiệt độ làm mát

Được thiết kế cấu tạo từ một điện trở nhiệt, tiếp xúc trực tiếp mới nước làm mát được lắp ở bên sườn động cơ. Với mục điện áp chuẩn tại Mô đun điều khiển, đo nhiệt độ và đầu ra tín hiệu điện áp trên cảm biến cũng bị thay đổi theo. Những thông số của cảm biến nhiệt độ nước làm mát được tính toán lượng phun và thời gian đánh lửa giúp có khả năng kiểm soát lượng khí xả cho các động cơ.
Cảm biến nhiệt độ làm mát
Trên đây, là một số hệ thống cảm biến xe bmw, mercedes ô tô quan trọng đảm bảo quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin giúp xe được hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/cam-bien-o-to-va-nhung-chuc-nang-can-phai-biet/

Nếu bạn vẫn để nước đóng chai trong ô tô thì nguy cơ ung thư rất cao.

Nước lọc đóng chai nhựa là đồ uống tiện lợi nên hầu hết các tài xế đều dùng để tiện sử dụng, nhưng để nó trong ô tô sẽ nguy hại tới sức khỏe, đó là khuyến cáo của các bác sĩ Mỹ mới đây. Hơn thế nữa, nhiều người còn có thói quen tái sử dụng chai nước khoáng dùng một lần nhưng không biết bị ngộ độc. Tiêu chuẩn chất lượng của các loại chai nước này chỉ được đảm bảo an toàn sử dụng một lần. Nếu muốn giữ chúng lâu hơn thì không phải tránh xa nguồn nhiệt và nếu giữ thì cũng không nên giữ nhiều hơn một tuần.
Vào mùa hè, uống nước từ chai nhựa để lâu trong điều kiện ô tô ở nhiệt độ cao sẽ khiến cho người dùng có thể gặp các vấn đề như ngộ độc, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và nguy hiểm hơn nữa đó chính là dẫn tới bệnh ung thư?
Gần đây, viện hàn lâm nhi khoa của Hoa Kỳ đã đưa ra một thông báo về vấn đề mức độ nguy hiểm khi để nước trong xe ô tô. Hơn nữa, trong đ iều kiện xe ô tô đóng hay mở hé cửa khi nhiệt đột trong xe thường tăng rất nhanh có thể ở khoảng 40 độ/ giờ, thậm chí còn cao hơn nữa.
nước để trên ô tô gây có thể gây ung thư
Theo bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ không nên uống các loại nước được đóng chai nhựa mà để lâu trong xe hơi. Nhiệt độ cao trong môi trường đã xúc tác phản ứng của  các chất hóa học của nhựa vỏ chai làm giải phóng dioxin hòa tan trong nước sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
uong-nuoc-de-trong-o-to-1_luyb
Từ nghiên cứu trong điều kiện nhiệt độ này, nước đóng chai ở khả năng nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người khi sử dụng lâu loại nước đóng chai này. Đại học Florida đã thực hiện tiến hành kiểm tra đối với 16 nhãn hiệu nước đóng chai và phần lớn các thương hiệu đó đều có chứa các chất BPA – 1 dạng chất nguy hiểm có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng tới não của con người.
Theo như kết quả nghiên cứu, các chất BPA chỉ được giải phóng khỏi nhựa khi vỏ chai bị nóng mà đối với điều kiện xe ô tô ở nhiệt độ cao chính là điều kiện thuận lợi dễ dàng nhất. Nhưng người thường xuyên nạp vào người chất này sẽ rất dễ gặp phải vấn đề về hormon estrongen ở trong cơ thể và dễ dàng mắc phải bệnh ung thư vú.
Do vậy, để khuyến cáo thói quen các tài xế để nước trên xe, các chuyên gia đã công bố không  nên để nước đóng chai hay chai nhựa trong xe ô tô như vậy vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn, đặt biệt đó chính là loại chai đã để lâu trong xe.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/neu-ban-van-de-nuoc-dong-chai-trong-o-to-thi-nguy-co-ung-thu-rat-cao/

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Cảm biến ô tô và những chức năng bạn nên biết.

Thử hình dung giống như các giác quan trên cơ thể của con người thì cảm biến trên xe thu thập thống kê các tín hiệu cần thiết  để giúp máy tính trung tâm điều khiển động cơ làm việc hiệu quả nhất  bởi phần lớn các hoạt động trên xe đều phải thông qua bộ xử lý cảm biến và bộ điều khiển trung tâm ECU nó cũng giống như bộ não của con người để nhằm đảm bảo các động cơ xe được hoạt động ổn định nhất và liên tục.
Cảm biến ô tô xe mercedes, bmw là chi tiết giúp xe thu thập thống kế các tín hiệu để giúp điểu khiển các động cơ  bởi phần lớn các hoạt động trên xe đều phải thông qua bộ xử lý cảm biến và bộ điều khiển trung tâm ECU nó cũng giống như bộ não của con người. Nhằm đảm bảo cho các động cơ xe được hoạt động ổn định nhất và liên tục.
Những bộ cảm biến ô tô quan trọng và tác dụng của chúng:

Cảm biến áp suất

Là khi xe ở chế độ không tải hoặc nhả ga thì áp suất chân không giảm xuống và ngược lại khi xe tăng tốc hoặc tải quá nặng thì áp suất chân không tăng lên. Từ đó, cho thấy chức năng chính của cảm biến áp suất đó chính là cơ sở tính toán nguồn nhiên liệu cung cấp cho các động cơ đã sử dụng.
Cảm biến áp suất xe ô tô


Cảm biến ở vị trí bướm ga

Ở vị trí này cảm biến có chức năng chính đó là xác định được độ mở của bướm ga để gửi các thông tin về bộ xử lý trung tâm nhằm kịp thời điều chỉnh lượng phun nhiên liệu phù hợp. Với các dòng hãng xe sử dụng bộ hộp số tự động thì chức năng chính đó là kiểm soát được quy trình luân chuyển số cho xe. Cảm biến ở vị trí này thường được thiết kế ở bên phía trong cổ hút khi có bất cứ xảy ra lỗi hay gặp phải những vấn đề trục trặc thì có thể dẫn tới những vấn đề : không kịp tăng tốc  cho xe, hộp số tự động sang số không bình thường hay chết máy một cách đột ngột mà không kịp xử lý.

Cảm biến ở vị trí bướm ga

Cảm biến lưu lượng không khí

Là chi tiết có chức năng chế hòa khí khi đó lượng nhiên liệu phun chủ yếu dựa vào áp suất chân không trong họng hút của động cơ. Tuy nhiên, với những động cơ được thiết kế bằng hệ thống phun xăng điện tử thì lượng nhiên liệu phun được quyết định bởi một lượng không khí đi vào các xi  – lanh. Ngoài ra, cường độ của dòng điện được điều chỉnh tỷ lệ với lượng không khí thổi qua sao cho duy trì nhiệt độ với dây sấy ổn định. Cảm biến lưu lượng không khí thường gặp phải những dấu hiệu như : động cơ chạy không êm, không đều hoặc không chạy được, có công suất kém hoặc tiêu thụ lượng lớn nhiên liệu so hơn với mức bình thường.
Cảm biến lưu lượng không khí

Cảm biến nhiệt độ làm mát

Được thiết kế cấu tạo từ một điện trở nhiệt, tiếp xúc trực tiếp mới nước làm mát được lắp ở bên sườn động cơ. Với mục điện áp chuẩn tại Mô đun điều khiển, đo nhiệt độ và đầu ra tín hiệu điện áp trên cảm biến cũng bị thay đổi theo. Những thông số của cảm biến nhiệt độ nước làm mát được tính toán lượng phun và thời gian đánh lửa giúp có khả năng kiểm soát lượng khí xả cho các động cơ.
Cảm biến nhiệt độ làm mát
Trên đây, là một số hệ thống cảm biến xe bmw, mercedes ô tô quan trọng đảm bảo quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin giúp xe được hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp.
Nguồn: http://luckyauto.vn/tin-tuc/cam-bien-o-to-va-nhung-chuc-nang-can-phai-biet/

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Chết hụt vì phanh đĩa không đúng cách.

Phần lớn các dòng xe máy hiện nay đều được trang bị phanh đĩa bởi những ưu việt của nó mang lại. Phanh đĩa thường được trang bị ở bánh trước và nó có đặc điểm chỉ cần một lực nhỏ tác động nhưng lại tạo ra một lực phanh lớn hơn phanh tang trống thông thường .
phụ tùng ô tô BMW
phụ tùng ô tô BMW
Sẽ rất mất an toàn khi phanh bị bó hoặc sử dụng phanh đĩa không đúng cách, đặc biệt với các lốp xe có bề mặt tiếp xúc nhỏ. Khi phanh xe ở tư thế không thẳng lái trên bề mặt đường trơn rất dễ gây hiện tượng trượt xe dẫn đến bị ngã và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người tham gia giao thông.
Chết hụt vì phanh xe tay ga trong mùa mưa
Đang hối hả chạy về nhà vì trời mưa xối xả thì đột nhiên có người từ ngõ rẽ ra ngoài, bị bất ngờ và phản xạ , anh Nguyễn Văn Tiến bóp mạnh cần phanh đĩa bên tay phải khiến chiếc xe Yamaha Exciter 135 khiến chiếc xe lộn nhào, còn anh té xuống đường ngất xỉu
Gần 2 tháng nằm trong bệnh viện chấn thương chỉnh hình anh Hùng hoàn hồn kể lại: Mặc dù vẫn thường đi xe tay ga nhưng mãi không bỏ được thói quen bóp phanh trước do thuận tay phải. Bình thường tôi vẫn dùng 2 tay điều khiển phanh, nhưng hôm đó trời mưa nên cố chạy nhanh về, lại gặp đúng lúc có người đột ngột từ ngõ lao ra khiến tôi giật mình và mất bình tĩnh. Theo phản xạ, tôi bóp thắng bên tay phải làm xe ngã nhào. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình đang ở trong bệnh viện”. Trong tình huống bất ngờ, người lái xe tay ga thường bóp thắng bên phải theo thói quen thuận tay phải khiến xe mất trớn lộn nhào.
Khi tỉnh dậy tôi mới biết mình đang nằm trong viện
Khi tỉnh dậy tôi mới biết mình đang nằm trong viện

Chị Thu Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị ám ảnh mãi vụ tai nạn đau thương cách đây nửa tháng, báo hại chị đến giờ vẫn không thể đi lại được vì giãn 2 dây chằng ở đầu gối. “Cũng chỉ tại cái phanh dở chứng kẹt cứng không nhả ra. Giờ sợ quá nhắc đến đi xe máy tôi rùng cả mình”, người phụ nữ 40 tuổi xuýt xoa.
Chị Lan Anh kể, hôm đó đi làm về lúc trời mưa nhỏ. Đến đoạn cua gấp, chị bóp phanh nhưng cần phanh trước kẹt cứng không nhả, khiến chiếc xe Mio Ultimo ngã kềnh đè lên, làm giãn dây chằng chân chị. Bác sĩ chữa trị tại nhà cho biết phải lâu lắm chân chị mới hồi phục bình thường trở lại.
Những tại nạn thương tâm do chiếc phanh xe là tâm điểm đang được bàn luận sổi nổi trên các diễn đàn mạng Internet. Hầu hết những nạn nhân của các vụ té phản ứng do mất bình tĩnh mà hớp thắng trước đột ngột khiễn xe quay đầu lộn nhào
Nick name Ania than thở trên một diễn đàn mạng: “Mình chạy chiếc Sapphire tốc độ 20km/h. Khi dùng thắng trước đột ngột thì té chỏng gọng, đập mặt xuống đường. Đến nay đã 10 ngày rùi mà vẫn còn ám ảnh không dám bước lên nó nữa. Có cách nào khắc phục không, chẳng lẽ phải đổi xe mới?”.
Một thành viên tên Tonypham1846 thì xuýt xoa: “Nói gì thì nói, mấy hôm trước em về quê té một phát cũng vì giật mình. Dù bóp nhả phanh cũng ngon lắm, chống chân kịp mà vẫn em ‘đo đường’. Em vừa mới ra nhờ bác em làm lại thắng trước và sau cho ngon lành để chuẩn bị về quê, hy vọng không bị ‘đo’ phát nữa … hic hic”.
Với kinh nghiệm gần 10 năm sửa xe tại Hà Nội, Anh Nguyễn Văn Hùng cho rằng, do tâm lý người chạy xe lúc gặp tình huống bất ngờ thường theo phản xạ, họ bóp cần phanh trước bên phải khiến xe mất trớn ngã nhào.
Tuy nhiên theo quan sát của anh Hùng khẳng định, thắng dĩa bao giờ cũng ‘ăn’ hơn thắng đùm, song lại được thiết kế đằng trước nên khi bóp cả 2 phanh cùng lúc, thắng đùm chưa kịp ăn, thắng dĩa đã ăn. “Lúc xe đang chạy nhanh mà bánh trước bị thắng dừng đột ngột thì theo trớn, xe sẽ quay ngang đầu khiến tài xế mất lái, không chống chân kịp sẽ bị té”, anh nói.
“Tuy nhiên trong vài trường hợp bộ thắng bị mòn thì khả năng thắng sau chưa ăn thắng trước đã ‘dính’ cũng rất nguy hiểm. Vì thế cần chú ý thường xuyên kiểm tra, nếu thấy bóp sâu mà phanh vẫn chưa ăn thì hãy đến tiệm để tăng phanh”, anh Hùng nói.
Tuy nhiên, trong những tình huống nguy hiểm, người điều khiển cần phải sử dụng kỹ năng phanh khẩn cấp theo trình tự các bước sau: giảm hết ga thật nhanh, bóp cả 2 phanh với lực tăng dần đều và cần bóp phanh trước với lực mạnh hơn phanh sau bằng cách sử dụng cả 4 ngón tay.
Để sử dụng phanh – đặc biệt là phanh đĩa – một cách hiệu quả, người lái xe cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Bất kể là phanh đĩa hay phanh cơ, việc phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau là hết sức cần thiết. Những người đi xe kinh nghiệm khuyên rằng, nên nhấn phanh sau trước khi bóp phanh trước để tránh bị lộn xe do đà quán tính.
- Với phanh đĩa, không nên bóp chặt hết quãng đường của tay phanh một cách đột ngột. Nhấp phanh nhẹ theo kiểu bóp, nhả. Tuyệt đối không bóp phanh trước khi vào cua, khi đó, bánh trước bị khựng lại, tay lái nghiêng, xe dễ bị trượt, đổ.
- Khi đi dưới trời mưa, hạn chế sử dụng phanh đĩa phía trước để bánh không bị trượt trên những con đường trơn. Tốt nhất là nên đi tốc độ chậm và sử dụng phanh sau. Điều đó vừa giúp người lái an toàn vừa tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh đĩa, tránh bụi, cát ăn mòn má và đĩa phanh.
- Bóp/đạp phanh sau trước để giảm tốc độ xe từ từ rồi mới sử dụng kết hợp cùng phanh trước/phanh đĩa để giảm tốc độ của xe (tuyệt đối không bóp cứng phanh để tránh hiện tượng trượt lốp).
- Không bóp phanh bằng cả bàn tay bởi lực bóp mạnh khi phản xạ có thể khoá cứng phanh. Tối ưu nhất là người lái xe nên bóp nháy phanh bằng 2 ngón tay để có thể kiểm soát được lực phanh phân phối trên từng bánh xe.
Việc chỉ sử dụng từ 1-2 ngón tay để nhấp nhả phanh sẽ giúp người lái xe kiểm soát lực phanh tốt hơn.
Chúc các bạn lái xe an toàn!

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

6 cách khắc phục và bảo dưỡng ô tô đã được kiểm chứng.

1. Quan sát trong khi lái xe
Trong lúc lái xe, bạn nên để ý xem hệ thống phanh hoạt động như thế nào: 
- Nếu đạp chân trên bàn đạp thắng không thấy chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới “dính thắng”, thì đó là những dấu hiệu phải kiểm tra. Nguyên nhân có thể là thiếu dầu thắng, hoặc dầu bị rò rỉ đi đâu.
- Nếu đạp thắng thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu chỉ cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn cần phải tráng mặt lại.
- Cần phải lắng nghe những âm thanh chỉ dấu hao mòn. Chẳng hạn, tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết lớp bố thắng đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.
2. Quan sát khoang động cơ

Quan sát khoang động cơ

Khi không lái xe, chúng ta có thể mở nắp capo để xem lại lượng dầu thắng trữ trong hộp. Đa số các hộp nhớt có màu trong mờ nên việc kiểm soát mực dầu tương đối dễ dàng. Việc kiểm soát này nên thực hiện mỗi tháng một lần.
Nếu mực dầu xuống thấp, cần phải châm thêm vào. Nhưng nếu nhận thấy mực dầu sút giảm thường xuyên, đấy là chỉ dấu hệ thống bị rò đâu đó, có thể trong các đường ống dẫn dầu của hệ thống thắng.
Chú ý: Trước khi châm dầu vào hộp, cần phải lau sạch miệng chai nhớt để những chất dơ bẩn không len vào trong hệ thống. Đồng thời, cố tránh đừng để cho dầu thắng nhỏ xuống thành xe, nhất là những chỗ có sơn, bởi vì dầu thắng làm hư nước sơn ở body xe.
hệ thống phanh trên ô tô
Các chuyên gia về bảo trì khuyên nên thường xuyên mở nắp hộp dầu để kiểm tra màu dầu ra sao. Dầu mới thì trong hoặc trong mờ. Dầu cũ và sắp sửa quá “đát” có màu sậm bẩn sau một thời gian dài nhiễm bụi, đất, ẩm độ… Nếu dầu thắng đã đổi sang màu sậm, thì đó là lúc phải thay luôn số dầu, chứ không phải chỉ là châm thêm cho đầy mà thôi.
3. Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thắng dưới gầm xe
Muốn kiểm tra hệ thống dây thắng, xe cần phải được kích lên cao. Để ý xem các đường dây dẫn dầu mềm (Flexible hose) và đường ống kim loại cứng có bị rò hoặc han rỉ chỗ nào không.
Đường ống kim loại chạy dọc theo chiều dài của xe, vì thế cần phải kiểm tra tất cả. Đồng thời phải kiểm tra đường ống cao su chuyển dầu đến các “heo dầu” nằm tại bánh xe. Với những ống mềm, nên phải xem có chỗ nào sần sượng không, bởi vì sần sượng là dấu hiệu báo trước sẽ có rò rỉ. Đừng để cho các đường ống này chạm vào những bộ phận di động trong xe, hoặc những bộ phận phát nhiệt, chẳng hạn như ống bô.
4. Kiểm tra bằng cách gỡ bánh

he-thong-phanh-tren-oto (2) (1)
Nếu có thì giờ, chúng ta nên gỡ bánh ra để kiểm tra tình trạng của bộ phận đĩa phanh (rotor) trên 2 bánh trước. Để ý đĩa phanh có bị trầy xước gì không, đã hao mòn đến đâu. Những vết trầy xước trên mặt đĩa phanh, nếu có, là dấu hiệu có nhiều cặn bẩn (như sỏi đá, hoặc cát) bám giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh gây ra các tổn hại đó.
Nếu mặt đĩa phanh bị trầy xước nặng, cần phải đưa đi cho một chuyên gia về thắng coi lại, để nếu cần thì tráng mặt, hoặc thậm chí thay luôn.
Đối với các phanh tang trống (phanh đùm) ở 2 bánh sau, chúng ta cần phải cẩn thận tháo phần trống phanh để có thể kiểm tra bên trong. Làm công việc này, cần đeo mặt nạ để khỏi hít thở chất bụi bám trên thắng. Phải kiểm tra nhiều dấu hiệu khác, như thắng có bám quá nhiều bụi không, mặt tróng phanh hoặc mặt đĩa có bị cong lên không; Heo dầu có bị hư hại gì không; và dầu nhớt trong bố…
5. “Xả gió” trong hệ thống phanh
Sau khi đã thay đĩa phanh, thay bố và dầu bạn thường thấy thợ thực hiện quá trình “xả gió” cho hệ thống phanh. Điều này là do trong dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố thắng mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Khi đó việc “xả gió” trong hệ thống phanh để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả và an toàn hơn
6.  Làm láng đĩa phanh
Tại sao cần Láng đĩa phanh?
Sau một thời gian sử dụng, dưới sự tác động của việc phanh cùng môi trường bên ngoài như đất, đá, nhiều độ… Những tác động này có thể gây cong vênh đĩa phanh, làm đĩa phanh bị gồ ghề hay độ dày không đồng nhất. Trong những trường hợp đó, láng đĩa phanh được coi là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề về phanh.
Kiểm tra bằng cách gỡ bánh

Đĩa phanh bị đảo
Đĩa phanh bị đảo khi đĩa phanh và moay-ơ không đồng tâm. Điều này thường xảy ra do quá trình phanh. Khi phanh, môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh hết sức khắc nghiệt: bề mặt bám nhiều tạp chất, nhiệt độ cao và thay đổi đột ngột nên dễ gây ra biến dạng và mòn không đều.
Ngoài ra, đĩa phanh bị đảo còn có thể do nguyên nhân bề mặt đĩa phanh lắp vào giá moay-ơ không tiếp xúc phẳng tuyệt đối. Nguyên nhân này có thể do quá trình tháo lắp hoặc do biến dạng cục bộ gây nên.
                                                               
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hiện tượng đĩa phanh bị đảo là khi phanh thấy bị rung lắc bất ngờ, phanh ăn lệch một bên (cướp lái khi phanh). Khi đó chân phanh đang nhấn bàn đạp phanh, bàn đạp phanh bị rung, nẩy nhẹ; nếu lực nhấn càng lớn thì bàn đạp bị rung càng mạnh. Khi đó, lái xe cảm thấy tay lái cũng bị rung thì rõ ràng là hệ thống phanh không hiệu quả.
                                                       

Sự khác biệt giữa việc sử dụng đĩa phanh trước và sau khi láng
Khi gặp hiện tượng đó cần phải đưa ngay xe đến xưởng để các kỹ thuật viên kiểm tra, nếu thấy đĩa phanh có nhiều vết xước, bề mặt gồ ghề phải láng đĩa phanh để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Lưu ý: Đối với các xe có hệ thống phanh ABS cần hết sức thận trọng, khi láng đĩa phanh phải xem xét đến độ dày tối thiểu cho phép. Một số xe không thể khắc phục bằng cách láng đĩa phanh mà phải thay thế đĩa phanh khi bị xước, mòn.
Xem chi tiết: http://luckyauto.vn/tin-tuc/6-cach-khac-phuc-va-bao-duong-he-thong-phanh-o-to-da-duoc-kiem-chung/
Nguồn: http://www.danhgiaxe.com/tu-van/kiem-tra-va-bao-duong-he-thong-phanh-lang-dia-phanh-tren-o-to-12651.htm